Khai trương chi nhánh

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong 7 trường hợp sau thì tuyệt đối không được cho trẻ bú sữa mẹ.

1. Mẹ mắc phải các bệnh truyền nhiễm

Khi mẹ bị mắc phải các bệnh truyền nhiễm, ví dụ như viêm gan, viêm phổi, lao… thì tuyệt đối không được cho con bú sữa mẹ để tránh nguy cơ bệnh lây lan sang con.

2. Mẹ đang uống thuốc

Khi mẹ có triệu chứng như sốt, cảm lạnh và cần phải điều trị bằng thuốc thì không nên cho con bú vào thời điểm đó. Khi cho bé dùng sữa ngoài, nên chú ý đảm bảo đúng giờ để bé không bị đói.

3. Mẹ bị bệnh tim, tiểu đường…

Khi mẹ bị mắc bệnh tim, thận, tiểu đường, cần tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và xin lời khuyên của bác sĩ là có nên cho con bú hay không. Thông thường thì mẹ bị mắc các bệnh trên vẫn có thể cho con bú, tuy nhiên phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi thích hơp. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên rằng, khi bị mắc các bệnh trên thì tốt nhất là người mẹ nên rút ngắn thời gian cho con bú mà nên cai sữa sớm cho bé hoặc chuyển sang dùng sữa ngoài.

4. Mẹ bị viêm núm vú
Những người mẹ có dấu hiệu bị viêm núm vú, đầu vú có dấu hiệu bị loét… thì nên dừng cho con bú.

5. Điều trị i-ốt phóng xạ

Khi mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ, rất có thể i-ốt sẽ nhiễm vào sữa gây tổn hại tới chức năng tuyến giáp của bé. Bởi vậy, sau khi đã điều trị xong, người mẹ nên đi kiểm tra mức độ chất phóng xạ có trong sữa mẹ, nếu mức độ đó không gây ảnh hưởng thì mới tiếp tục cho con bú.
6. Tiếp xúc với các chất hóa học hoặc thuốc trừ sâu

Bé có thể bị ngộ độc khi bú phải sữa mẹ có nhiễm những chất trên. Vì vậy, khi cho con bú thì tốt nhất người mẹ không nên tiếp xúc với những hoạt chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… và tránh xa môi trường độc hại.

7. Sau khi vận động

Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn. Theo các xét nghiệm thì nhìn chung, ở chế độ luyện tập vừa phải, cơ thể vẫn sản sinh ra loại axit này. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.



Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop xe đy  || bình sa Pigeon || máy hút sa tt


Theo bác sĩ Đặng Thu Hiền, trong quá trình cho con bú, chế độ ăn của mẹ vẫn cần đảm bảo đa dạng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, không kiêng khem.
Chào bác sĩ. Cháu trai nhà em được 2 tháng 8 ngày. Từ khi sinh cháu đã đi ngoài nhiều lần, đến giờ cháu vẫn đi ngoài rất nhiều, 7 - 8 lần/ ngày, phân nhiều nước. Mà cháu đi nhiều loại phân, lúc thì sống, lúc lợn cợn thức ăn, lúc xanh lúc vàng, nhiều khi chỉ có bọt không.

Cháu bú mẹ hoàn toàn và em ăn uống cũng cẩn thận. Cháu vẫn tăng cân đều: lúc sinh 3,9kg, tháng đầu được 5kg, tháng thứ hai 6kg, đến giờ cháu nặng 6,3kg.

Em đã cho cháu đi khám làm xét nghiệm phân, bác sĩ nói là đường ruột không sao nhưng cháu có rối loạn tiêu hóa và cho uống men tiêu hóa dạng sirô 10 ngày nhưng tình hình vẫn thế.

Em muốn hỏi cháu nhà em như thế liệu có bình thường không? Em có thể cho cháu uống tiếp men tiêu hóa và B1 không và cháu tăng cân như vậy có ít quá không? (minhthao...@gmail.com - Minh Thảo)

Cho con bú, mẹ không nên kiêng khem

Trả lời:

Bạn Minh Thảo thân mến!

Trước tiên bạn có thể yên tâm là con trai có tốc độ tăng cân tốt và hiện có cân nặng trong giới hạn bình thường (trung bình bé trai 2 tháng 8 ngày tuổi nặng 5,9kg, cao 59,4cm).

Bé bú mẹ hoàn toàn và tăng cân tốt, như vậy sữa của bạn đã cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho bé, đây quả là một hạnh phúc tuyệt vời mà tất cả các bà mẹ đều mong có được.

Vậy bạn hãy tiếp tục duy trì cho bé bú hoàn toàn cho đến tròn 6 tháng tuổi và tiếp tục cùng thức ăn bổ sung từ tháng thứ 7 cho đến 24 tháng tuổi.

Mặt khác bạn cũng không nên lo lắng bởi tình trạng này cũng gặp ở một số trẻ bú mẹ hoàn toàn. Hiện tại bạn cần lưu ý chế độ ăn của mẹ vẫn cần đảm bảo đa dạng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, không kiêng khem, tuy nhiên nên hạn chế hoặc tạm dừng các thức ăn, đồ uống có đường, các loại nước cũng như hoa quả giàu vitaminC và có tính nhuận tràng.

Nên đưa bé gặp lại bác sĩ nếu bé giảm cân, không tăng cân, hoặc có kèm theo bất kỳ dấu hiệu bất thường khác!

Chúc bạn và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!



Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: bình sa farlin || bình sa em bé || máy hút sa tt

Khi cho con bú các mẹ phải bổ sung những gì? Có được ăn chay hay các gia vị khác hay không?

1. Đồ ăn vặt

Bạn luôn luôn cần có một ít đồ ăn vặt trong phòng để đảm bảo được nạp đủ năng lượng, chống lại sự mệt mỏi của thời kỳ này. Nên chọn loại thực phẩm dễ ăn, giàu dinh dưỡng, chỉ cần một tay cũng có thể ăn được như nho, đậu phộng, hạnh nhân…
2. Bữa sáng

Buổi sáng thường là lúc bạn rất bận rộn khi em bé thức dậy và bạn cần vệ sinh, cho bé bú và làm vô số việc lặt vặt; tuy nhiên đừng vì bận rộn mà bỏ bữa sáng quan trọng nhé! Trong những lúc này bạn có thể ăn sáng với ngũ cốc trộn sữa và chút trái cây khô hoặc ăn bánh mỳ cùng sữa chua và trái cây tươi; vừa đủ chất mà cũng không kém phần ngon miệng.

3. Các bữa chính

Đối với những mẹ không có ông bà ở bên cạnh để giúp chăm sóc bé, việc đi chợ và nấu cơm hàng ngày sẽ là một thách thức lớn. Trong thời gian này bạn có thể nhờ chồng hoặc gửi hàng xóm đi chợ giùm và khi nấu hãy chọn các món có thành phần dinh dưỡng cao, nấu nhiều rồi chia thành từng phần nhỏ vừa ăn cho mỗi bữa và cấp đông để khi ăn chỉ việc hâm lại trong lò vi sóng là được. Làm như vậy bạn không mất quá nhiều thời gian vào việc nấu nướng mà vẫn đảm bảo đủ số bữa và năng lượng cần thiết.

4. Bổ sung nước

Giữ cho cơ thể có đủ lượng nước cần thiết giúp bạn giảm mệt mỏi, căng thẳng và cũng giúp cơ thể sản xuất sữa tốt hơn, bởi vậy bạn cần đặt cạnh mình một chai nước để bổ sung liên tục. Bạn có thể dùng trà hay cà phê nếu quá thèm nhưng hạn chế dưới 150ml / ngày nhé, nếu không bé sẽ dễ bị bồn chồn, cáu kỉnh đấy!


5. Bổ sung canxi


Trong suốt thời kỳ cho con bú, bạn cần lưu ý đặc biệt tới các loại đồ ăn giàu canxi như các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, ngũ cốc nguyên cám, rau lá xanh, các loại hạt hay các loại cá – nếu không có thời gian chế biến bạn có thể dùng cá đóng hộp thay cho cá tươi; trong đó cá hồi và cá thu là hai loại tốt nhất.

6. Dinh dưỡng cho các mẹ ăn chay

Nếu biết cách ăn uống khoa học, các mẹ vẫn có thể tiếp tục ăn chay mà không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như việc cho con bú. Các sản phẩm từ động vật như sữa hay phô mai rất giàu canxi và protein. Nếu bạn không dùng sữa, cần bổ sung thêm viên uống vitamin B12; tuy nhiên cũng như các loại thuốc khác, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng nhé!

7. Đồ ăn cay và các loại gia vị

Nhiều người tránh đồ ăn cay hay các loại gia vị như cà ri, hành, tỏi… trong thời kỳ cho con bú; tuy nhiên điều này không thực sự cần thiết. Bạn chỉ cần theo dõi xem con có biểu hiện lạ hay có bị dị ứng trong vòng vài giờ sau khi bú không là được.


Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: xe đy giá r || bình sa Pigeon || đồ sơ sinh tại HN


Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Cảnh bé lẽo đẽo theo mẹ không phải là hiếm gặp, chắc chắn rằng tâm lý bị bám và bám sẽ khiến cả mẹ và bé đều mệt mỏi.
Bám mẹ là đặc điểm tự nhiên của các bé vì mẹ luôn là người gần gũi và chăm sóc bé nhiều nhất. Chính vì thế bé luôn thấy được cảm giác an toàn và hạnh phúc khi được ở bên mẹ mà không phải những người thân khác trong gia đình.

Bám mẹ quá không phải là điều tốt

Bám mẹ là hiện tượng bình thường mà các bé sẽ thể hiện trong quá trình phát triển tâm lý của mình. Nhưng bám ở mức độ thế nào cho hợp lý lại là một bài toán cần giải.

Nếu như bạn vào nhà vệ sinh bé cũng gào khóc đòi theo thì bạn cần “chỉnh đốn” lại bé. Bởi việc bám mẹ hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển tính cách độc lập của bé sau này. Bám mẹ một cách quá đáng sẽ khiến bé trở nên phụ thuộc, thiếu tự tin, khả năng hòa nhập với môi trường không tốt.

Vậy “chỉnh” bé thế nào? Hãy tham khảo vài lời khuyên dưới đây các mẹ nhé!

Cho con vào quy củ ngay từ nhỏ

Hơn 1 tuổi, bé đã bắt đầu biết mè nheo, gọi mẹ. Lúc này thay vì ôm rịt lấy hoặc chơi cùng con, bạn nên để bé tự biết vui vẻ với món đồ chơi trên tay mình. Bạn có thể nhẹ nhàng rời phòng nhưng đương nhiên vẫn phải quan sát bé.

Cai bé bám mẹ không hề khó! 1
           Cảnh bé lẽo đẽo theo mẹ không phải là hiếm gặp, chắc chắn rằng tâm lý
              bị bám và bám sẽ đều khiến cả mẹ và bé đều mệt mỏi (Ảnh minh họa)

Khi thấy mẹ biến mất mà bé vội vã luống cuống bò theo thì mẹ không nên chạy vào bế con ngay mà hãy nói vọng vào để bé biết rằng mẹ đang ở gần, như thế bé vẫn biết mình an toàn dù mẹ không ở cạnh.

Thái độ bình tĩnh khi để bé xa mẹ

Bạn nên giữ thái độ thoải mái, bình tĩnh nhất có thể. Bạn có thể lấy cớ ra chợ, đi làm, nhỏ nhẹ chào con. Bạn cứ thủ thỉ với con rằng đi chợ, đi làm là việc đương nhiên một người mẹ cần làm, một em bé ngoan sẽ để cho mẹ đi làm mà không khóc. Bạn có thể phân tích việc bé ở với ông bà cũng rất vui và ấm áp.

Có thể, hôm đầu bé sẽ trả lời bạn bằng những đợt khóc nẫu ruột nhưng bạn yên tâm, bạn hãy nghĩ rằng rồi bé sẽ quen. Quan trọng nhất là thái độ của mẹ khi bé khóc, bạn mà quay ra khóc cùng và ôm con thì coi như “phản tác dụng”.

Các bà mẹ nên cứng rắn và hãy mỉm cười với bé để bé có cảm giác an toàn và không lo sợ khi vắng mẹ.

“Cai” từ từ không vội vàng

Bạn cần cho bé "cai mẹ" từ từ, tránh đột ngột quá khiến cho bé hụt hẫng, thất vọng hay hoảng loạn. Bạn cũng đừng kỳ vọng việc bé sẽ không bám mẹ trong một hai hôm. Việc này cần phải có thời gian và bạn cần cho bé làm quen.

Cả hai mẹ con cùng chấp nhận chuyện mẹ sẽ đi làm, bé sẽ ở nhà với ông bà hoặc người thân khác trong gia đình. Qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ quen với việc này và hơn hết, bé sẽ quen với sự không có mặt của mẹ trong một khoảng thời gian trong ngày.

Tuyệt đối không “biến mất” bất thình lình

Nhiều bậc phụ huynh áp dụng chiêu thức này để đi làm với suy nghĩ rằng khi bé đang ngủ, đang chơi thì sẽ mất tập trung, không để ý, rồi bé sẽ quên đến sự có mặt của mẹ... Nhưng đây lại là sai lầm.

Bởi sự "biến mất" bất ngờ này chỉ làm bé lo lắng thêm mà thôi. Bạn cần “quang minh chính đại” chào tạm biệt bé.

Không kéo dài thời gian chào con

Đây là một vấn đề mà bà mẹ nào cũng mắc phải. Bạn cần nhớ kiên quyết mới giúp bé tự lập, không bám mẹ hơn. Bạn nên chào con một cách nhanh gọn và bước đi trong dứt khoát. Bé khóc bạn cũng nên nhanh chân đi làm, tránh tình trạng bé khóc rồi mẹ khóc theo, ôm con đến hàng tiếng. Làm vậy cả bạn và bé sẽ bị stress thôi.

Không sợ con khóc

Từ hai tuổi trở đi, bé có thể tự tham gia vui chơi cùng nhóm bạn, vừa là học nói, vừa là hình thành khả năng thích nghi xã hội. Không nên sợ con khóc, lo con bị bạn bắt nạt mà “cách ly” bé với bạn chơi. Hãy để cho bé hòa đồng bằng cách đưa bé đến nơi có nhiều bé cùng tuổi khác. Hãy tôn trọng cách tham gia hòa nhập của bé.

Đây cũng là cơ hội để bé mở mang mối quan hệ để "cai mẹ".

Giữ đúng giao hẹn với bé

Bạn cần tạo sự an tâm cho bé bằng cách giữ lời với bé: khi nào mẹ về để bé yên tâm. Chỉ có như vậy, bé mới tự nguyện và quen dần với sự vắng mặt tạm thời của mẹ.



Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shopbìnhsữa.vn || shopxeđẩy.vn || nôichobéyêu.vn




Đọc thông tin về sinh nở, quá trình mang thai một đứa trẻ, tham gia lớp học tiền sản với bạn đời… nhưng chắc hẳn trong tâm trí người lần đầu làm bố bao giờ cũng có những nỗi sợ điển hình.
Bên cạnh việc có chung tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc khi đón đợi giây phút lần đầu tiên trong cuộc đời được ẵm bồng đứa con của mình như các bà mẹ. Bên cạnh đó, các ông bố cũng có nhiều nỗi sợ, ám ảnh và lo lắng khi được làm bố.

1. Gánh nặng về sự an toàn, che chở

Nỗi lo lớn nhất của người đàn ông khi biết mình chuẩn bị lên chức là không biết mình có đủ sức mạnh, đủ năng lực để bảo vệ, che chở cho vợ và con cái của mình không. Người cha bao giờ cũng được coi là trụ cột, chính vì vậy áp lực về tài chính vô cùng to lớn.

Vui mừng được lên chức bố, nhưng người đàn ông cũng phải tính toán xem liệu thu nhập của mình hiện tại đã đủ cung cấp, nuôi dưỡng thêm một đứa trẻ chưa? Không chỉ về mặt kinh tế, người cha còn phải che chở, mang lại tình cảm cho con, liệu mình đã sẵn sàng cho việc đó?

2. Sợ khi thấy vợ ốm nghén và lúc sinh nở
Nhiều người đàn ông thấy bất lực khi nhìn vợ xanh xao vì ốm nghén. Lúc đó, có không ít ông bố ước giá có thể nghén thay vợ.

Tuy thương vợ, muốn ở bên cạnh động viên vợ khi “lâm bồn” nhưng không phải người đàn ông nào cũng đủ nghị lực để làm việc đó.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, khoảng 80% cảm thấy sợ khi nhìn vợ đau đớn chuyển dạ. Có những người chồng còn ngất ngay khi nhìn vợ lúc đẻ.
Nỗi sợ thầm kín của người lần đầu làm bố 1

3. Sợ không biết mình có đúng là cha đứa bé

Các nhà nghiên cứu tiết lộ, khoảng 50% các ông bố thừa nhận khi biết vợ có mang, họ đã có suy nghĩ thoáng qua rằng liệu đứa trẻ có thực sự là máu mủ của họ?

Dù biết là suy nghĩ đó sẽ làm người bạn đời bị tổn thương, bị xúc phạm, nhưng các ông bố lo sợ mình không phải là cha của đứa bé và vợ mình là người không chung thủy.

4. Sợ bị chết


Bạn có sự khởi đầu của cuộc sống, chắc chắn bạn không thể tránh khỏi suy nghĩ về sự kết thúc của cuộc sống. Điều này càng hiện rõ khi bạn trở thành cha, bởi lẽ lúc đó trách nhiệm của bạn đã được nâng lên cao hơn.

Bạn sợ phải chết trước con, sợ khi chưa lo, chưa chăm sóc con nên người đã phải bỏ chúng lại trên cõi đời này. Nhiều ông bố thể hiện khát khao sống cho rằng họ không có quyền chết, họ phải có nhiều sức mạnh hơn để chiến đấu với cuộc sống, để có thể làm tất cả mọi điều vì con cái.

5. Sợ mối quan hệ cha con bị chia rẽ

Khi có con, được chơi đùa, chăm sóc, lo lắng cho con là niềm vui của những người cha. Chính vì vậy, những người lần đầu làm bố bao giờ cũng lo mối quan hệ cha con bị chia rẽ, họ không được ở bên con mỗi ngày.

Cũng chính vì điều này mà đôi khi các ông bố cảm thấy “ghen tỵ” khi con quấn quít, gần gũi với mẹ hoặc người khác hơn mình.



Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: bình sa farlin || shop bán đồ sơ sinh || đồ sơ sinh giá tốt




Nứt núm vú, tắc tuyến sữa, viên vú là những sự cố khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên vất vả. Những cách sau có thể giúp các mẹ khắc phục vấn đề mà mình gặp phải.

1. Núm vú bị nứt


Em bé bú thường xuyên trong quá trình cho con ăn khiến núm vú của các mẹ xuất hiện những vết nứt rất đau đớn, nhiều khi chảy cả máu. Đây là một trong những vấn các mẹ hay gặp phải trong quá trình nuôi con.

Để khắc phục vấn đề này, các mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến xuất hiện thương tích trên núm vú để chữa trị, nếu không tình trạng vú có thể xấu đi rất nhiều và các mẹ không thể tiếp tục nuôi con bằng nguồn sữa của mình.

- Khi muốn con ngừng bú, mẹ hãy chèn ở góc miệng con ngón tay của mình để con không kéo núm vú xuống như vậy các mẹ có thể làm dịu da và núm vú không chịu tổn thương.

- Trong quá trình rửa ngực trước khi cho con bú tuyệt đối các mẹ không dùng xà phòng hay bất kì loại nước rửa có hóa chất vì chúng sẽ làm cho vùng da ở quanh núm vú bị loại bỏ chất nhờn bảo vệ sẽ khiến núm vú bị nứt. Các mẹ chỉ cần rửa sạch ngực bằng nước ấm trước khi cho con bú là đủ.
- Khi con thường xuyên bú mẹ cũng khiến núm vú bị nứt, để hạn chế các mẹ có thể dùng dụng cụ vắt sữa ra bình rồi cho con bú mà không cần nhất thiết phải cho con bú trực tiếp.

2. Tắc nghẽn tuyến sữa

Là tình trạng bầu vú của mẹ dày lên, tắc nghẽn bởi sữa không thể thoát ra ngoài khi con bú. Vấn đề này sẽ khiến mẹ sốt vì đau, vùng da xung quanh vú đỏ da do ứ sữa. Tắc nghẽn tuyến sữa xảy ra khi một hoặc nhiều tiểu thùy của vú không tiếp nhận sữa dẫn đến tắc tuyến sữa như tình trạng chai bị nút chặt.

Để chống tắc nghẽn các mẹ có thể áp dụng cách sau:

- Hãy để chính con của mình bú để giúp thông tuyến sữa mà không cần phải lo lắng rằng sữa tắc có thể làm hại đến sức khỏe của bé. Tuy thành phần của sữa trong thời gian bị tắc có hơi khác nhau, nhưng nó vẫn là một thực phẩm hữu ích và an toàn.

- Chọn tư thế của con thích hợp để trẻ bú. Trong thời gian cho con bú không làm trống các phân đoạn khác nhau. Tốt nhất cho con bú sữa trong tư thế mà bầu vú mẹ ở phía trước của cằm và mũi. Lúc này sữa sẽ được con tiếp nhận dễ dàng nhất.

- Khi bị sưng do sữa ứ đọng, các mẹ hãy ăn bắp cải. Sau khi ăn 5-10 phút dùng túi đá lạnh trườm vào xung quanh ngực - lạnh sẽ giúp giảm đau và sưng.

3. Viêm vú
Đây là bệnh nghiêm trọng trong quá trình mẹ cho con bú. Thông thường bệnh viêm vú là hệ quả của quá trình tắc tuyến sữa kéo dài. Viêm vú xảy ra như là kết quả của việc nhiễm trùng qua các vết nứt ở núm vú. Viêm vú sẽ khiến các mẹ đau ngực, nhiệt độ tăng, xuất hiện các điểm màu đỏ - triệu chứng đặc trưng.

Thật không may, với bệnh viêm vú các mẹ sẽ không thể đơn giản đối phó một mình. Nếu viêm vú không được điều trị, nó có thể đi vào giai đoạn tiếp theo - một áp xe. Để điều trị cần có sự giúp đỡ của bác sĩ và có thể các mẹ phải cần đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ việc cho con bú không nhất thiết phải dừng lại lúc này vì bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để vẫn tương thích khi cho con bú.

Vì vậy khi thấy dấu hiệu của bệnh, các mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu không muốn con mình buộc phải bị cai sữa khi còn quá nhỏ.



Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: bình sa farlin || máy hút sa tt || shop trẻ thơ Việt Nam




Nếu bạn là một bà mẹ đang hoặc sắp sửa bước vào giai đoạn cho con bú thì nên tham khảo những sản phẩm hỗ trợ tiện ích này…
Chị em phụ nữ trong quá trình cho con bú sẽ gặp rất nhiều khó khăn nơi “đôi gò bồng đảo”. Có người ngực sẽ bị xệ và xấu đi, có người lại bị căng, đau hoặc nứt nơi núm vú, bên cạnh đó còn một số viêm nhiễm nếu không biết cách vệ sinh…

Cho con bú là giai đoạn hạnh phúc nhưng cũng không ít khó khăn

Dưới đây là những sản phẩm mà chuyên mục Mua sắm muốn giới thiệu đến các bà mẹ đang cho con bú để bạn có thể bảo vệ ngực tốt hơn trong giai đoạn quan trọng này…

Áo ngực cho con bú: Nâng đỡ "đôi gò bồng đảo"

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những việc tốt nhất mà các bà mẹ dành cho con cái. Tuy nhiên, việc cho con bú sẽ làm ngực mẹ bị xệ, đau và xấu đi, nhưng nếu biết cách giữ gìn bạn sẽ hạn chế được một số ảnh hưởng…

Loại áo giúp nâng đỡ và bao phủ ngực khi cho con bú

Áo ngực cho con bú là loại phụ kiện được thiết kế hoàn hảo nhằm nâng đỡ, bao phủ, tiện lợi và dễ điều chỉnh. Với sản phẩm này, công việc cho con bú sẽ dễ dàng hơn đối với các bà mẹ. Áo ngực cho bé bú được làm bằng chất liệu 100% cotton chất lượng cao tạo cảm giác thoải mái, không gây kích ứng da cho mẹ khi mặc.

Sản phẩm được nhập khẩu từ Đức.

Dụng cụ hứng sữa mẹ: Nâng niu từng giọt sữa

Dùng để hứng sữa mẹ chảy ra trong lúc cho bú, trong lúc hút sữa hoặc giữa các bữa bú. Sản phẩm được làm bằng silicon, hình dáng vừa vặn với tất cả các bầu ngực.

Dụng cụ giúp các bà mẹ hứng sữa dễ dàng

Mặt tiếp xúc trực tiếp với bầu ngực có những mấu nhỏ giúp bà mẹ luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và êm ái khi đặt tấm hứng sữa vào trong áo lót. Đặc biệt những mấu nhỏ này giúp cho hứng sữa không bị mút chặt vào ngực.

Bên cạnh đó, phễu nhỏ giúp việc đổ những giọt sữa quý giá này vào trong bình một cách dễ dàng.

Miếng thấm sữa: Giúp núm vú tránh khỏi viêm nhiễm

Dùng cho các mẹ chảy nhiều sữa trong quá trình cho con bú, bảo vệ núm vú khỏi vi khuẩn gây viêm, nứt núm vú…

Được làm từ sợi bông thiên nhiên nên rất mỏng, xốp và nhẹ với lớp thấm một chiều giúp không thấm ngược trở lại, giữ cho áo ngực luôn khô ráo sạch sẽ. Băng keo silicon không gây dị ứng da giúp giữ miếng thấm sữa đúng vị trí, tạo sự thoải mái khi mặc.

Miếng thấm sữa vệ sinh, chống viêm nhiễm

Cách sử dụng miếng thấm này vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần bóc miếng dính, dán khăn thấm vào áo ngực sao cho khăn thấm không bị lệch ra ngoài.

Một hộp sản phẩm được đóng gói bao gồm 30 chiếc. Tuỳ vào nhà sản xuất mà bạn có thể mua chúng với giá từ 100 - 250 ngàn/ hộp.


Dụng cụ bảo vệ đầu ti mẹ: Bảo vệ đầu vú không bị đau, nứt

Được làm bằng silicon mỏng, mềm, không mùi, không màu, dùng để bảo vệ đầu ngực bị đau hoặc nứt do cho trẻ bú. Miếng bảo vệ đầu ti được thiết kế hình cánh bướm cho phép trẻ tiếp xúc nhiều hơn với ngực bạn. Trẻ vẫn có thể cảm nhận và ngửi mùi da bạn, cũng như tiếp tục thưởng thức dòng sữa ngọt ngào của bạn khi bú, đồng thời sẽ dễ dàng trở lại khi đầu ngực của bạn đã lành.

Giúp các bà mẹ giảm thiểu sự đau, nứt nơi bầu vú

Lưu ý: Miếng bảo vệ đầu ngực chỉ được thiết kế sử dụng khi núm vú bạn bị đau hoặc nứt và được sử dụng theo sự chỉ định của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Tấm chườm ngực: Mang lại cảm giác dễ chịu khi ngực bị căng

Sản phẩm này dùng để chườm nóng hoặc chườm lạnh cho các mẹ có ngực bị căng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Sau khi cai sữa, các mẹ dùng chườm lạnh giúp làm khỏe dây chằng và giúp cho bộ ngực nhanh chóng lấy lại hình dáng cũ.

Không còn lo ngực bị căng nhức với tấm chườm nóng-lạnh

Được thiết kế hình dáng vừa với bầu ngực, dùng để chườm lên các tuyến sữa và các tuyến hạch. Chườm lạnh khi ngực bị căng và để làm khoẻ các dây chằng, chườm nóng để kích thích các tuyến sữa tiết ra sữa.

Bề mặt tấm chườm rất mềm mại và không gây kích ứng da nên tạo cho các bà mẹ cảm giác vô cùng dễ chịu.



Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: xe đy giá r || đồ sơ sinh tại HN || shop trẻ thơ HN