Khai trương chi nhánh

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012


Bé sẽ tăng trưởng, phát triển về thể chất và trí não nếu được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ. Nhưng khi người mẹ không có điều kiện để luôn ở bên bé thì phải làm cách nào để bé vẫn có thể nhận được những dòng sữa mẹ?
Cho bé dùng sữa mẹ
Cách nặn sữa bằng tay
Đây là cách đơn giản nhất, người mẹ có thể chủ động tự mình nặn sữa. Cách nặn sữa bằng tay dễ dàng thực hiện và không gây đau. Trước khi nặn sữa, cần tiệt trùng những vật dụng liên quan và rửa tay sạch sẽ. Để sữa về nhiều, người mẹ có thể tắm bằng nước ấm hoặc đắp khăn bông thấm nước ấm lên hai bầu vú. Nặn sữa theo các bước sau:
- Một tay nâng bầu vú, xoa bóp theo chiều từ trên xuống, xoa theo vòng tròn xung quanh bầu vú, ít nhất là 10 vòng giúp cho sữa có thể chảy vào lòng các tuyến sữa nhanh hơn.
- Dùng đầu ngón tay vuốt xuống phía quầng vú nhiều lần. Không bóp lên mô bầu vú.
- Dùng ngón tay cái và các ngón khác ấn nhẹ lên vùng sau quầng vú.
- Siết ngón cái và ngón trỏ cùng với nhau, ép về phía sau thì sữa sẽ ra qua đầu vú. Người mẹ giữ tay như thế trong 1, 2 phút.
Các bước trên sẽ lặp lại với bầu vú thứ hai. Sau đó làm lại với bên vú đầu tiên để tiến trình tiết sữa được kích thích hẳn, sữa sẽ ra nhiều hơn. Người mẹ có thể nặn luân phiên hai bên vú cho đến khi sữa không còn chảy ra nữa.
Cách nặn sữa bằng máy
Cách này nhanh hơn, ít mệt hơn và cơ động hơn so với nặn sữa bằng tay. Làm bầu vú mềm ra và xoa nắn bầu vú tương tự như cách nặn bằng tay. Các vật dụng cần được tiệt trùng và người mẹ rửa tay sạch sẽ. Đối với loại máy bơm kiểu ống bơm, các bước diễn ra như sau:
- Lắp ống bơm, đặt phễu của ống bơm lên trên vùng quầng vú sao cho tạo thành một nắp được đóng chặt bằng áp lực không khí để tạo sức ép vào các tuyến sữa.
- Giữ cho nắp kín và kéo bình sữa (xilanh ngoài) theo hướng li tâm tạo sức hút sữa ra.
Nếu người mẹ cảm thấy đau khi dùng máy nặn sữa thì có thể chuyển sang nặn bằng tay hoặc nên chọn loại máy hút sữa điều chỉnh được áp lực hút để không gây đau vú.
Cách bảo quản
Sữa nặn xong sẽ được rót vào bình, đóng kín và đưa vào tủ lạnh hoặc làm mát và đông lạnh.
Nếu bảo quản sữa mới vắt trong nhiệt độ phòng, có thể được: 4 giờ trong nhiệt độ phòng 27 C, 10 giờ trong nhiệt độ phòng 21 C  và 24 giờ trong nhiệt độ phòng 16 C.
Nếu bảo quản sữa mẹ trong ngăn lâm mát của tủ lạnh thì có thể được 5 ngày ở 4 C và được 2 tuần trong ngăn đá.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hay trong máy ướp lạnh sẽ vẫn làm sữa mất đi một số loại dưỡng chất, làm thay đổi lượng chất oxi hóa trong sữa mẹ. Nếu hoàn cảnh không cho phép, phải bảo quản sữa trong tủ lạnh hay trong máy ướp lạnh, nên cho bé bú trong vòng 48 giờ.
Cách hâm sữa
Sau khi vắt sữa cho bé bú, qua chế độ bảo quản, sữa mẹ cần được làm ấm lại.
Cách tốt nhất để hâm sữa là làm ấm sữa bằng cách đặt sữa vào nước ấm, hoặc để dưới vòi nước ấm đến nhiệt độ phòng.
Ngoài ra, có thể làm ấm với bình hâm sữa: Cho nước vào bình và để nhiệt độ khoảng 37-40 C. Sau đó, đặt bình sữa vào.
Không nên làm ấm sữa mẹ bằng lò vi sóng, vì có thể gây bỏng cho bé và làm mất các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ.
Với việc thực hiện các bước trên, các bà mẹ sẽ không phải lo lắng khi đi làm hay đi vắng vì vẫn có thể có sữa mẹ cho bé bú mà không ảnh hưởng nhiều đến vấn đến chất lượng của dòng sữa.

Các bn có th tham kho các sn phm khác ca shop trẻ thơ ti: xe đy Hà Niđồ sơ sinh giá tốtnôichobéyêu.vn 



Núm vú còn có sẵn nhiều loại kích cỡ và tốc độ dòng chảy. Bạn có thể cho bé dùng thử một số loại kích cỡ để tìm ra loại phù hợp đối với con bạn nhất, nhưng bạn đừng cho em bé sơ sinh dùng loại núm vú của em bé ở tuổi tập đi (từ 12 đến 24 tháng tuổi)
Chọn núm vú

Chọn núm vú phù hợp
Bạn có thể chọn loại núm vú cao su hoặc núm vú silicone. Núm vú silicon bền và giữ hình dạng lâu hơn. Bạn còn có thể lựa chọn hình dáng của núm vú - kiểu núm vú cao su phổ biến, kiểu núm vú cao su hình dáng tự nhiên hoặc núm vú rộng đáy. Kiểu núm vú cao su hình dáng tự nhiên nhại lại động tác em bé mút bầu vú của bạn, loại này khuyến khích vòm miệng và xương hàm của em bé phát triển thích nghi. Núm vú phải đưa vào vòm miệng em bé sao cho các lỗ hướng lên trên để sữa phun lên vòm miệng. Đối với kiểu núm vú rộng đáy, môi em bé sẽ đẩy vào phần đáy mềm và làm cho đầu vú di động ra, vào trong miệng em bé giống như đầu vú mẹ hơn.

Núm vú còn có sẵn nhiều loại kích cỡ và tốc độ dòng chảy. Bạn có thể cho bé dùng thử một số loại kích cỡ để tìm ra loại phù hợp đối với con bạn nhất, nhưng bạn đừng cho em bé sơ sinh dùng loại núm vú của em bé ở tuổi tập đi (từ 12 đến 24 tháng tuổi). Bởi vì bạn chưa thể biết chắc rằng em bé của bạn thích dùng loại núm vú nào, nên cách tốt nhất là bạn hãy mua từng kiểu một. Khi xác định được kiểu núm vú mà con bạn thích, lúc đó bạn hãy mua nhiều để dùng về sau.
Tốc độ sữa nhỏ giọt phải ổn định (khoảng 2 đến 3 giọt trong một giây); nếu sữa mẹ chảy thành tia, đó là do lỗ quá rộng và bạn nên thay núm vú. Kiểm tra núm vú trước khi có các dấu hiệu núm vú hư hỏng như bạc màu hoặc mỏng đi, và thay thế những chiếc dùng đã lâu bởi vì núm vú có thể rách và gây ngạt thở cho em bé.
Nếu em bé sơ sinh của bạn bú bình, bạn hãy mua núm vú có kích thước nhỏ nhất và quan sát con bạn bú bình để chọn loại núm vú phù hợp với bé. Nếu em bé của bạn lớn hơn hoặc mới chuyển sang bú bình, bạn hãy mua loại núm phù hợp với lứa tuổi của con bạn.
Chọn bình sữa
Có nhiều loại bình sữa. Bạn có thể chọn những bình có dáng thuôn mà em bé có thể tự cầm được, đặc biệt là những loại bình sữa có lỗ thông hơi bên trong để ngăn bé không nuốt phải bọt khí, hoặc chọn bình có đáy rộng để bạn rửa dễ dàng hoặc chọn loại bình dùng một lần. Bạn có thể chọn bình nhựa hoặc bình thuỷ tinh. Bình nhựa không vỡ nhưng dễ bị hỏng, do đó bạn cần thay chúng thường xuyên. Còn bình thuỷ tinh nếu không sứt vỡ thì bạn chẳng bao giờ cần phải thay, mà chúng còn duy trì thành phần trong sữa tốt hơn bình nhựa.
Bình nhựa có an toàn không?
Bình sữa em bé làm từ một trong hai loại nhựa: nhựa polyetylen (còn gọi là nhựa EVA) và nhựa polycacbonate. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng hoá chất bisphenol-A trong nhựa polycacbonate có thể xâm nhập vào sữa em bé khi đun bình sữa ở 1000C (212F) trong vòng 20 đến 30 phút. Các nhà sản xuất bình sữa kiểm tra hàm lượng bisphenol-A bằng cách đun sôi sữa mẹ và sữa pha theo công thức trong bình, và họ không xác định được chính xác hàm lượng đó bởi vì sữa mẹ và sữa pha theo công thức chẳng bao giờ cần đun sôi. Các nhà sản xuất bình sữa còn kết luận rằng sau 30 năm sử dụng bình polycacbonat, người ta không tìm thấy bằng chứng, cho thấy loại bình đó không ảnh hưởng tới sức khỏe của người đã sử dụng. Tổ chức Lương thực và Dược phẩm và Hiệp hội các nhà sản xuất đều nói rằng với điều kiện dùng bình sữa (bình ấm, và ở nhiệt độ phòng), các em bé đều an toàn.

Các bn có th tham kho các sn phm khác ca shop trẻ thơ ti: máyhútsữachomẹ.vnshopbìnhsữa.vnshopxeđẩy.vnnôichobéyêu.vn  


Trong giai đoạn cho con bú, nếu đầu vú không sạch sẽ dễ bị viêm nhiễm làm tắc ống dẫn và các tuyến sữa gây tắc tia sữa. Bạn có thể đề phòng bằng cách giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú, khi cho con bú xong lại phải lau sạch, khô.
Tắc tia sữa
Sữa được sản xuất ra từ các tuyến sữa. Sữa ở các tuyến qua các ống nhỏ đổ vào các ống lớn đi qua đầu vú mỗi khi trẻ bú. Mỗi đầu vú có khoảng từ 5-8 ống, đây cũng chính là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào ống tuyến sữa.
Cách đề phòng tốt nhất là giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi con bú xong lại phải lau sạch, khô. Nếu khi vắt sữa thấy một tia nào tắc hoặc chảy không thành tia thì phải xoa vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông ống sữa khi cho bú, như vậy sẽ tránh được tắc tia sữa.
Khi thấy một phần của vú bị sưng đỏ đau, sờ thấy nóng thì nhất thiết phải xử lý càng sớm càng tốt. Bạn có thể đến các bệnh viện phụ sản, trạm y tế hoặc đến Trung tâm tư vấn và chăm sóc Vú để xử lý càng sớm càng tốt.
Bằng công nghệ hiện đại ngày nay, sản phụ không còn phải bóp, day, nghiến răng chịu đựng đau đớn nữa. Thực tế tại Trung tâm tư vấn và chăm sóc Vú, kỹ thuật ở đây rất đơn giản nhưng khá hiệu quả . Khi chạy giãn nở tuyến sữa, các nang sữa phình to và vị trí tắc cũng được phình ra theo, làm tia sữa bật ra một cách tự nhiên, các bà mẹ có thể ngủ một giấc dậy là thấy thông hết toàn bộ tuyến sữa rồi. Điều lưu ý ở đây là khi vị trí tắc đã vón cục, có hiện tượng nóng, sưng, đỏ, sốt thì bạn không nên thực hiện phương pháp này mà thay vào đó, nên đến khám tại bệnh viện phụ sản gần nhất để thực hiện các thủ thuật cần thiết (trích, rạch).
Theo bác sỹ Hà Phương Linh, trong hàng nghìn ca đến thực hiện thông tắc tuyến sữa, nhiều ca đã lâm vào tình trạng nổi cục, nóng sốt đỏ đau do áp dụng quá nhiều mẹo trước khi đến, Trung tâm đã từ chối thực hiện những ca trên và khuyên bệnh nhân nên nhập viện siêu âm, chọc xét nghiệm và trích sớm để tránh trường hợp bị hoại tử phải cắt đi một phần của bầu sữa. Trong tình trạng chớm tắc hoặc sau sinh 1 tuần, việc thông sữa rất đơn giản chỉ một lần là xong, nặng quá mới phải làm thêm; nhưng khi đã để thành cục thì phải làm mất nhiều lần mà tỉ lệ thành công chỉ khoảng 95%, số ca không thành công chủ yếu là do vị trí tắc quá căng, không có lối thoát, buộc lòng phải đến các bệnh viện để rạch mới thoát ra được. Do vậy, các bà mẹ khi bị chớm tắc nên xử lý càng sớm càng tốt để tránh lâm vào các tình trạng không may như trên.
Các bà mẹ cũng hãy cho bé bú bên nào hết luôn bên đấy, nếu không bú hết hãy hút hoặc vắt ra, không nên cho bú dở dang mỗi bên, để sữa ứ đọng trong cùng, vón thành cục, gây nên tình trạng tắc và đau đớn. Ngoài ra cũng nên tăng cường ăn nhiều tinh bột, ngủ đủ giấc, cho bé bú sữa mẹ trong 24 tháng đầu.
Chúc các mẹ khỏe và các bé hay ăn chóng lớn.

Các bn có th tham kho các sn phm khác ca shop trẻ thơ ti: máyhútsữachomẹ.vnshopbìnhsữa.vnshopxeđẩy.vnnôichobéyêu.vn 

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012



Sinh con ra không phải người mẹ nào cũng hiểu biết cặn kẽ về việc chăm sóc con cái . Sự chủ quan vô tình ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Một số bà mẹ thấy màu sắc sữa non có vẻ không…đẹp nên đã bỏ đi không cho bé bú là một sai lầm lớn. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Đọc bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tránh những thói quen không tốt và chăm sóc con tốt hơn.
Nuôi con bằng sữa mẹ
1. Bỏ qua sữa non
Sữa non là loại sữa mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh. Nó có màu vàng sậm, sánh, rất giàu protein. Sữa non không chỉ chứa dưỡng chất cần thiết cho bé sơ sinh mà còn có một hàm lượng lớn các chất kháng thể và bạch cầu giúp bé chống lại các loại bệnh tật. Sữa non cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh như: sắt, đồng, kẽm. Theo các nghiên cứu thì tỉ lệ tử vong ở trẻ giảm một cách đáng kể nếu sau khi sinh vài giờ bé được bú loại sữa non quý giá này.
Một số bà mẹ thấy màu sắc sữa non có vẻ không… đẹp nên đã bỏ đi không cho bé bú là một sai lầm lớn. Dù mẹ bé có ít sữa hay không có ý định nuôi bé bằng sữa mẹ thì lời khuyên của các chuyên gia vẫn là: nhất định phải cho bé được bú sữa non.
2. Cho ăn trước khi cho bú
Không ít bà mẹ lại cho bé bú sữa công thức hoặc uống nước đường trước khi cho bé bú mẹ. Hệ lụy đầu tiên của việc này là bé sẽ không thích ăn sữa mẹ. Đơn giản là vì sữa bột thường ngọt hơn so với sữa mẹ và núm vú của bình sữa thường dễ mút hơn so với ti mẹ. Hệ lụy tiếp theo là người mẹ sẽ bị tổn thương về tinh thần, mang áp lực trong tâm lý bởi ý nghĩ mình không đủ sữa nên con mới chê không bú. Ngoài ra khi bị “ế”, sữa mẹ dễ bị chua, mất chất và thậm chí có thể ứ đọng mà gây ra viêm tuyến vú ở mẹ.
3. Dễ dàng từ bỏ việc cho bé bú
Sữa mẹ vừa có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của bé vừa là sợi dây bền chắc liên kết tình cảm giữa hai mẹ con, vậy mà nhiều bà mẹ lại dễ dàng từ bỏ việc cho con bú. Có thể khi mới bắt đầu cho bé bú các mẹ sẽ gặp không ít khó khăn, nhưng điều này chưa chắc là do mẹ thiếu sữa mà có thể do vài nguyên nhân khách quan gây nên. Các mẹ đừng dễ dàng từ bỏ công việc thiêng liêng này. Hãy tìm hiểu lý do bé từ chối sữa mẹ để khắc phục kịp thời.
Bé bị bệnh? Bé sơ sinh có thể mắc một số bệnh như: nôn trớ, đi ngoài, vàng da, co giật khiến bé không muốn bú mẹ. Mẹ nên mang bé đến viện để bác sĩ theo dõi và chữa trị kịp thời.
Khoang mũi hoặc khoang miệng có vấn đề? Khi bị cảm, bé sơ sinh có thể ngạt mũi hoặc bị tưa lưỡi, viêm miệng.Nếu bé ngạt mũi nên nhanh chóng làm thông khoang mũi cho bé. Bé bị tưa lưỡi, viêm miệng thì có thể dùng thuốc tím bôi vào khoang miệng cho bé mỗi ngày ba lần.
Khả năng mút sữa kém? Những trẻ sinh ra có thể trọng dưới 1800g có thể gặp khó khăn trong việc bú mẹ. Khi đó mẹ có thể vắt sữa ra, dùng thìa nhỏ bón sữa cho bé cho đến khi bé có thể bú mút dễ dàng.
Bé và mẹ đã từng bị xa cách? Sau một thời gian xa cách (do mẹ bị bệnh hoặc phải đi làm) có thể bé sẽ từ chối không bú mẹ. Mẹ hãy bằng tình yêu vô bờ của mình và tùy vào tính cách của bé để kiên nhẫn “dụ dỗ”, đánh thức khát vọng bú mẹ của bé.
4. Cho bé bú quá lâu
Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu. Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau. Hơn nữa việc này có thể tăng thêm tình cảm mẹ con.
Những bất lợi khi cho bé bú quá lâu:
- Trong sữa mẹ khi bé mới bú có hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp. Bé càng bú lâu thì lượng protein giảm dần trong khi lượng chất béo tăng cao nên dễ gây đau bụng đi ngoài cho bé.
- Bú quá lâu, bé sẽ hít vào khá nhiều không khí dễ gây ra đầy bụng, nôn trớ…
- Bé ngậm ti mẹ quá lâu sẽ khiến phần da ở đầu ti dễ bị viêm nhiễm.
Làm thế nào để bé tăng tốc khi bú?
Nếu bé vừa bú vừa ngủ hoặc chỉ ngậm ti mẹ chứ không bú mẹ có thể dùng ngón tay xoa xoa dái tai bé, nhẹ nhàng kéo ngón tay hoặc ngón chân bé, thử rút đầu ti ra khỏi miệng bé… để kích thích bé tăng nhanh tốc độ bú.
5. Cho bé bú khi đang tức giận
Không nên cho bé bú khi mẹ đang tức giận vì việc mẹ cáu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm khiến một lượng lớn noradrenalin được phóng thích ra, đồng thời rất nhiều adrenaline cũng tiết ra. Khi hai loại chất này tiết ra quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số hiện tượng như: tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Sau khi mẹ tức giận trong cơ thể mẹ có tiết ra một loại độc tố. Nếu bé thường xuyên bú loại sữa có chất độc hại này các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như: tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng khiến cho khả năng kháng bệnh của bé không tốt, chức năng tiêu hóa suy giảm, bé sẽ chậm phát triển.
Bởi vậy trong thời gian cho con bú người mẹ nên hạn chế tối đa việc nóng giận. Nếu mẹ tức giận hoặc vừa nguôi giận tốt nhất không nên cho bé bú ngay. Muốn cho bé bú, tốt nhất là nên để mẹ nguôi giận sau nửa ngày hoặc một ngày và khi cho bú hãy vắt bớt một phần sữa đầu tiên đi, sau đó dùng khăn sạch lau khô đầu ti rồi mới cho bé bú.


Các bn có th tham kho các sn phm khác ca shop trẻ thơ ti: shop máy hút sa, đồ sơ sinh tại HNshopxeđẩy.vn 



Những người lần đầu làm mẹ thường lóng ngóng khi cho con bú. Nhưng nếu bạn biết cho bé bú đúng cách thì sẽ trở nên ‘chuyên nghiệp’ hơn.
1. Bế ngang

Tư thế này được coi là phù hợp nhất trong những ngày đầu cho con ti mẹ. Người mẹ ngồi thoải mái trên một chiếc ghế có chỗ để tay. Bế bé nằm ngang, cong người lại, xuôi theo chiều cánh tay đỡ (cánh tay đối diện với bầu ngực đang cho con ti) của mẹ. Cả thân hình và phần đầu của bé nằm gọn trong cánh tay và lòng bàn tay mẹ. Tránh gập hoặc duỗi thẳng người bé quá mức.






 2. Kiểu ru ngủ

Tương tự bế ngang nhưng ở tư thế này, cánh tay đỡ đầu con trùng với chiều của bên ngực cho con bú. Người mẹ nên ngồi thoải mái trên một chiếc ghế, có tay vịn. Để đầu của con rơi vào chỗ khuỷu tay của mẹ. Có thể đặt thêm một chiếc gối ở lòng mẹ để hỗ trợ.

3. Kiểu cho người mẹ sinh mổ

Ngoài sinh mổ, tư thế này cũng là lựa chọn hợp lý cho người mẹ có bầu ngực to hoặc cho hai bé song sinh bú cùng lúc. Giữ con ở một bên ngực của mẹ sao cho khuỷu tay mẹ gập lại làm điểm tựa. Lòng bàn tay mẹ mở ra giữ đầu và cổ của bé hướng vào “ti” mẹ. Muốn thoải mái hơn, thử đặt một chiếc gối vào lòng mẹ.

4. Kiểu cho bú nằm

Cách này cũng khá thoải mái cho những người mẹ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ. Nó cũng là lựa chọn số 1 khi mẹ mệt mỏi. Người mẹ nằm nghiêng một bên, hướng mặt bé vào một bầu ngực mẹ. Khi bé đã ngậm vú mẹ đúng cách, bạn hãy kê gối lên đầu để tạo tư thế thoải mái hơn cho bé khi bú.



Các bn có th tham kho các sn phm khác ca shop trẻ thơ ti: shop bán đồ sơ sinh, shop xe đymáy hút sa Hà Ni


Nuôi con bằng sữa mẹ có những lợi ích gì mà bạn chưa được biết. Nuôi con bằng sữa mẹ là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và sức đề kháng tốt nhất mà sữa mẹ mang lại. Sữa mẹ đảm bảo cho bé một sự phát triển cơ bản. Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang lại nhiều lợi ích cho mẹ.
Điều cần biết từ nuôi con bằng sữa mẹ
Một nghiên cứu mới vừa đưa ra kết luận rằng, những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ thường xuyên và đầy đủ sẽ giảm được những rủi ro của các bệnh liên quan đếm tim mạch và bệnh tiểu đường so với những phụ nữ nuôi con bằng sữa bình hay không nuôi con bằng sữa mẹ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trong số hơn 700 phụ nữ sau khoảng 20 năm, những người nuôi con bằng sữa mẹ ít có khả năng phát triển hội chứng trao đổi chất- yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim bao gồm béo phì, huyết áp cao...
Hơn nữa, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nuôi con bằng sữa mẹ giúp làm biến mất bệnh tiểu đường phát sinh trong quá trình mang thai, ngay sau khi sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ.
Những phát hiện mới này cho thấy rằng nuôi con bằng sữa mẹ giúp làm giảm nguy cơ cao đối với những căn bệnh tiểu đường, tim mạch của các phụ nữ, nhưng những phát hiện này cần được kiểm chứng nhiều hơn nữa.
Điều tra viên Erica P. Gunderson, tiến sỹ khoa học nghiên cứu tại Oakland, California cho biết: "nuôi con bằng sữa mẹ có phản ứng mạnh chống lại hội chứng trao đổi chất- yếu tố làm gia tăng bệnh tiểu đường và tim mạch."
Cho con bú có thể giúp phụ nữ giảm cân sau khi sinh và tác động tích cực tới lượng đường trong máu, lượng mỡ trong cơ thể, có thể cân bằng được những yếu tố này, giúp cơ thể tránh được những rủi ro không cần thiết đối với hai căn bệnh tiểu đường và tim mạch.
Đó là những lý do tại sao các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại những lợi ích trước mắt cho các em bé, hành động này còn mang lại những ích lợi lâu dài cho phụ nữ.

Các bn có th tham kho các sn phm khác ca shop trẻ thơ ti: máyhútsữachomẹ.vnshopbìnhsữa.vnshopxeđẩy.vnnôichobéyêu.vn 

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012


Sau khi sinh, Hạnh thấy sữa liên tục chảy ra ướt áo dù bầu ngực không hề căng. Đến bữa, Hạnh cho con bú hết cả hai bầu sữa mà bé vẫn không đủ no.
Sau khi sinh "mẹ tròn con vuông" từ bệnh viện trở về nhà, Ngọc Hạnh (tổ 17, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) rất mừng vì đã có sữa ngay để cho con bú. Sữa “về” nhiều, mấy ngày đầu tiên mà ngực Hạnh đã căng sữa, chảy ướt cả áo.

Trừ hai ngày đầu tiên ngực còn căng một chút, sau đó lúc nào cũng mềm, không có cảm giác căng tức mà sữa vẫn chảy ướt đầm áo cả ngày lẫn đêm. Hạnh làm đủ mọi cách để chặn lại như day, ấn, giữ đầu “ti”... mà vẫn không thể nào ngăn được. Ngay cả những lúc tắm rửa, chỉ cần cọ nhẹ vào hai bầu ngực là sữa lại phun thành tia.

Đến lúc cho con bú, dù bé chưa đầy tháng, còn ăn ít mà "ti" sạch cả hai bên vú mẹ cũng chưa đủ no. Nhiều người bảo đó là do Hạnh bị “rỗng tia sữa” nên mới bị chảy hết ra ngoài. Ai mách chữa bằng cách gì, Hạnh cũng áp dụng làm theo như uống thuốc bắc, chữa mẹo… mà tình hình vẫn không cải thiện.


Sữa mẹ chảy tự nhiên, khó kiềm chế có thể do nội tiết của mẹ.
Một bà mẹ khác là chị Thúy ở Văn Quán, Hà Đông (Hà Nội), cũng từng bị hiện tượng chảy sữa giống như Hạnh khi sinh con đầu lòng. Nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy trong thời gian nuôi con, áo chị lúc nào cũng ướt đầm đìa mà con bú không no, phải dùng sữa ngoài.

Thương con và tiếc sữa cứ chảy mãi, chị Thúy nghĩ ra cách dùng cốc hứng lấy sữa mỗi lần nó phun trào ra. Lúc nào đầu giường hai mẹ con Thúy cũng phải chuẩn bị sẵn hai chiếc cốc sạch để hứng. Rồi tiện thể sau khi hứng sữa chảy, chị Thúy lại chủ động vắt luôn hết số còn lại vào bình cho con bú. Thế nên em bé nhà chị chỉ quen bú bình mà quên mất cả cách bú mẹ. Đến lúc đi làm, dù sữa đã giảm đi nhiều nhưng chị Thúy vẫn phải dùng tấm lót để khỏi ướt. Chị còn mang theo bình đến cơ quan để tranh thủ vắt lấy sữa cho vào bình rồi mang về cho con.

Thúy đang có dự định sinh thêm bé thứ hai nhưng rất lo lại giống như lần trước. "Sữa có bao nhiêu chảy hết ra ngoài, vừa thiệt cho con vừa khổ cho mẹ”, chị nói.

Nguyên nhân gây chảy sữa
Theo giáo sư Đỗ Trọng Hiếu, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), cố vấn chuyên môn của Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng, hiện tượng chảy sữa không cầm được ở phụ nữ sau sinh có liên quan đến vấn đề nội tiết. Thông thường, nếu bà mẹ ở trong thời kỳ cho con bú, chỉ khi nào bầu sữa quá căng cứng do chứa nhiều sữa bên trong, kèm theo có kích thích từ bên ngoài như day nặn hay do em bé bú thì sữa mới chảy ra.

Còn đối với trường hợp bé không bú, không căng sữa, không có kích thích mà sữa vẫn tự chảy thì có thể nghĩ đến một số nguyên nhân chi phối như: nồng độ prolactin trong cơ thể quá cao (thường do tuyến yên có khối u nên kích thích sản sinh prolactin tăng đột biến), chất oxytocin tăng hay do một số điều kiện sinh lý bất thường tác động cũng gây tiết sữa.

Sự tiết sữa của cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào hormone prolactin, một loại nội tiết tố do tuyến yên tiết ra. Khi nồng độ prolactin trong máu cao, nó sẽ tác động làm tăng quá trình tiết sữa. Giáo sư Hiếu cho biết, dù không phải thời kỳ cho con bú, nếu chất prolectin trong cơ thể tăng mạnh thì hiện tượng tiết sữa cũng xảy ra. Không chỉ với phụ nữ, điều này cũng có thể xảy ra cả với đàn ông.

Ngoài ra, trong cơ thể phụ nữ còn có chất oxytocin cũng liên quan đến quá trình tiết sữa. Oxytocin có tác dụng làm co bóp các xoang sữa, đẩy sữa tràn đầy vào bên trong các ống dẫn sữa ra phía đầu vú. Chất oxytocin càng nhiều sẽ càng làm cho quá trình co bóp xảy ra liên tục và mạnh mẽ hơn. Đó chính là nguyên nhân làm sữa bị chảy ra ngoài một cách tự nhiên, khó kiềm chế được.

Theo giáo sư Hiếu, trong trường hợp chị Thuý và chị Hạnh ở trên, có thể sự nhạy cảm của các dây thần kinh ở đầu vú kém, các cơ dẫn sữa yếu nên không kiểm soát được quá trình tiết sữa. Bình thường các cơ này sẽ giữ sữa trong ống dẫn, khi có kích thích như nặn bóp hay lực hút từ miệng trẻ thì sữa mới chảy ra ngoài. Hoặc khi các ống dẫn sữa này bị “quá tải”, tức là ngực đã căng cứng quá mức, sữa cũng bị chảy ra ngoài nhưng chỉ với lượng rất ít và trong thời gian ngắn chứ không liên tục. Còn ở đây, các cơ của ống dẫn sữa không làm tốt chức năng, các sợi cơ yếu, kém đàn hồi nên không giữ được sữa ở bên trong. Chị em cần có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập đều đặn (đặc biệt là các bài tập cho cơ ngực) trước và cả trong quá trình mang thai để tăng cường sự dẻo dai cho các cơ thì mới có thể khắc phục một phần tình trạng chảy sữa.

Còn với các trường hợp liên quan đến nội tiết phải đến cơ sở chuyên khoa để các bác sĩ khám, làm các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác, sau đó sẽ có hướng điều trị cụ thể.

Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác của shop trẻ thơ tại: shopxeđẩy.vnshopbìnhsữa.vnmáyhútsữachomẹ.vn

Tags: máy hút sữa aventmay hut suamáy hút sữa spectra

Sau mỗi lần sửa dụng máy hút sữa bạn nên: Rửa ấm, phễu chụp vú, van 1 chiều màu vàng, màng cao su màu trắng bằng nước xà phòng ấm. Sau đó tráng bằng nước sạch và để ráo nước trên một chiếc khăn sạch. Tiếp theo dùng khăn sạch cuộn các bộ phận lại hoặc bảo quản trong một chiếc hộp kín nếu chưa sử dụng..

máy hút sữa Medela


Tiệt trùng:

Tráng bằng nước sôi hoặc đun sôi không quá 2 phút.

Không được tiệt trùng các bộ phận của máy hút sữa bằng lò vi sóng.

Khi hút:

Rửa sạch tay thật sạch bằng xà phòng trước khi hút sữa.

Không sờ vào phần bên trong của bình và nắp bình đựng sữa.

Lau sạch vú và vùng xung quanh bằng khăn ẩm.

Không dùng xà phòng hoặc cồng để tránh làm da khô và nứt đầu núm vú.


Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm khác của shop trẻ thơ tại: nôichobéyêu.vnshoptủnhựa.vnshopxeđẩy.vn


Tags: máy hút sữamáy hút sữa medelamáy hút sữa medela swing

Nhiều người cho rằng, chọn những loại nước đóng chai, nước tinh khiết để pha sữa cho con là an toàn nhất. Điều này có đúng không nhỉ?
Kiến thức làm cha mẹ
Theo các bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng, việc pha sữa cho  trẻ tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu không có kiến thức đúng đắn thì vô tình chúng ta đã làm hại trẻ.

Nhiều người cho rằng, chọn những loại nước đóng chai, nước tinh khiết để pha sữa cho con là an toàn nhất. Nhưng, việc dùng các loại nước tinh khiết pha sữa sẽ làm thay đổi thành phần của sữa. Như vậy sẽ không tốt cho trẻ.

Khi dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ em uống sẽ có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm. Thực sự, nước khoáng chỉ tốt cho một số người có nhu cầu cần bổ sung chất khoáng, còn “nước tinh khiết” chỉ tốt cho người đã có đầy đủ mọi chất khoáng.

Cũng có người chọn các loại lá cây, củ như củ dền để có được nước ngọt hơn, thơm hơn cho bảo bối của mình. Tuy nhiên, việc dùng nước củ dền pha sữa cho trẻ lại rất nguy hiểm, vì trong nữa có chất niphuris, sau khi trẻ uống, chất này sẽ ở trong máu, và chất sắt có trong máu sẽ phản ứng lại khiến ôxi không được lưu thông… nếu dùng lâu ngày trẻ dễ có nguy cơ tử vong…

Nước trái cây cũng hoàn toàn không thích hợp dùng để pha sữa vì trong nước trái cây có chứa nhiều vitamin C và một số axit hữu cơ. Các chất này sẽ làm vón casein (một loại protein chính trong sữa) sẽ làm cho trẻ khó tiêu và đầy bụng.

Các bác sỹ tư vấn, chỉ cần đun sôi nước sạch đến 100 độ C trong vòng 3 - 5 phút thì những vi khuẩn trong nước sẽ bị tiêu diệt. Khi pha sữa bột nên dùng nước đun sôi và để ra ngoài một thời gian đến khi nước ấm là tốt nhất, thường là từ 40 - 50 độ C.
Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm về xe đẩy tại: bán xe đẩy, xe đẩy cho béxe đẩy goodbaby