Khai trương chi nhánh

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012



Những lợi ích to lớn của sữa mẹ là điều không có gì phải nghi ngờ. Nhưng với kết quả nghiên cứu mới đây, các chuyên gia sẽ phải xem lại khoảng thời gian cho việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không cần sự bổ sung của bất kỳ loại thực phẩm nào khác.

Năm 2001, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra thông điệp: “cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhằm giúp trẻ đạt được sức khỏe, tăng trưởng và phát triển tối ưu”. Quan điểm này cũng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều bác sĩ nhi khoa hàng đầu thế giới, mục đích là nhằm cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh ở các nước có thu nhập thấp, những nơi mà nguồn nước và thực phẩm dễ bị ô nhiễm hoặc không đầy đủ chất. “Còn tại các quốc gia mà bình quân thu nhập đầu người ở mức cao, lời khuyến cáo này rõ ràng ít rầm rộ hơn”, tác giả Olof H.Jonsdottir (Đại học Iceland) cho biết.




Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng có hàm lượng sắt thấp hơn trẻ được ăn bổ sung ngũ cốc từ tháng thứ 4. (Ảnh: sdbfc.com)

Nhưng theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Pediatrics ngày 12/11 vừa qua, những em bé ăn thêm các loại thực phẩm ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh bắt đầu từ lúc 4 tháng tuổi có hàm lượng chất sắt cao hơn so với những bé chỉ bú sữa mẹ trong 6 tháng (lưu ý rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu giữa 2 nhóm).
Để rút ra kết luận trên, 100 trẻ sơ sinh ở Iceland đã được lựa chọn ngẫu nhiên và phân thành 2 nhóm: bên cạnh sữa mẹ, nhóm 1 bắt đầu được bổ sung các loại thực phẩm khác vào tháng thứ 4 còn nhóm 2 thì phải đến tháng thứ 6.

Sau đó, tiến hành đo tốc độ tăng trưởng và nồng độ sắt của trẻ khi đều đạt 6 tháng tuổi, các chuyên gia nhận thấy mặc dù không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về số cân nặng nhưng hàm lượng chất sắt ở nhóm 1 lại cao hơn nhóm 2 với ngũ cốc là nguồn bổ sung chính , ngoài ra còn có sữa bột và trái cây.
“Hiện tại, chúng tôi vẫn đang tiếp tục tìm hiểu những ý nghĩa sinh học liên quan tới sự chênh lệch đó”, H. Jonsdottir nói thêm.

Theo Dân trí

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop trẻthơViệt Nam || shop trẻthơ HCM || shop trẻthơ HN



Từ ngàn đời nay, các bà mẹ Việt nam đều mong muốn được nuôi con bằng chính dòng sữa của mình, đó là điều phù hợp với tập quán nuôi con và đúng khoa học.

1. Lợi ích của sữa mẹ

a. Trước hết, sữa mẹ là thức ǎn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ nǎng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.

b. Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn, tǎng cường sức đề kháng cho trẻ. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà không một thức ǎn nào có thể thay thế được đó là: các globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh.

c. Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, ezema như ǎn sữa bò.

d. Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế. Cho trẻ bú sữa mẹ rất thuận lợi vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế. Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò hoặc bất cứ loại thức ǎn nào khác, vì sữa mẹ không mất tiền mua. Khi người mẹ ǎn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bú.

e. Nuôi con bằng sữa mẹ có điều kiện gắn bó mẹ con, người mẹ, có nhiều thời gian gần gũi tự nhiên đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho sự phát triển hài hoà của đứa trẻ.

g. Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ, vì khi trẻ bú, tuyến yên sẽ tiết ra prolactin. Prolactin ức chế rụng trứng, làm giảm khả nǎng sinh đẻ, cho con bú còn làm giảm tỉ lệ ung thư vú.

Chính vì những lý do trên, các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Điều quan trọng các bà mẹ khi nuôi con bú cần biết cách cho con bú và có đủ sữa nuôi con.

2. Bảo vệ nguồn sữa mẹ.

a. Muốn có sữa cho con bú thì người mẹ ngay trong thời kỳ có thai cần được ǎn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, giúp người mẹ tǎng cân tốt (10 - 12kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh.

b. Khi nuôi con bú, điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ cần được ǎn đủ, uống đủ ngủ đẫy giấc. Người mẹ nên ǎn uống bồi dưỡng. Khẩu phần ǎn cần cao hơn mức bình thường một chút. Hàng ngày ǎn thêm ít cơm, một ít thịt, cá, hoặc trứng, một ít rau, đậu. Nên ǎn thêm quả chín để có đủ vitamin. Các món ǎn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ thường có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các thức ǎn gia vị như ớt, hành, tỏi có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.
Khi cho con bú, nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa.

c. Người mẹ cho con bú nên uống nhiều nước nhất là cháo, nước quả, sữa... (mỗi ngày khoảng một lít rưỡi đến hai lít).

d. Vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ, cho nên tinh thần của người mẹ phải thoải mái, tự tin tránh những cǎng thẳng, cảm xúc buồn phiền, lo âu, mất ngủ. Chế độ lao động nghỉ ngơi sau khi sinh đẻ có ảnh hưởng đến bài tiết sữa.

e. Điều quan trọng để tạo nhiều sữa, người mẹ cần cho con bú thường xuyên và bú đúng cách. Trẻ ngậm bắt bú đúng sẽ bú có hiệu quả và tránh đau rát vú.

Để phòng chống uy dinh dưỡng cho trẻ, các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ bởi vì sữa mẹ là thức ǎn tốt nhất cho trẻ, cần cho trẻ bú sớm 30 phút sau khi sinh, cho trẻ bú hoàn toàn 4 tháng đầu, không nên cai sữa trước 12 tháng, nên cho trẻ bú liên tục trong vòng 24 tháng. Trong thời gian nuôi con người mẹ cần được ǎn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái, lao động nghỉ ngơi hợp lý, được sự quan tâm của mọi người trong gia đình 

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: đồsơsinhgiátốt || đồsơsinhtại HN || shop bánđồsơsinh




Các nghiên cứu khoa học cho thấy, sữa mẹ là thức ăn luôn tự thay đổi các thành phần dinh dưỡng phù hợp với quá trình phát triển của trẻ trong năm đầu tiên, theo nhu cầu và khả năng tiêu hoá và trao đổi chất của trẻ.
1. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong năm đầu tiên
Sữa mẹ là một dạng mô sống ở thể lỏng tương tự như máu, với khoảng 4000 tế bào sống hoạt động trong 1ml sữa. Sữa mẹ là tập hợp phong phú các yếu tố hoá sinh ở dạng đang hoạt động với một số lượng lớn các hormon và yếu tố tăng trưởng. Trong sữa mẹ còn có ít nhất 60 loại enzim, và các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng mà không có bất cứ loại sữa nào có được. So với sữa bò thì sữa mẹ ưu việt hơn rất nhiều về thành phần dinh dưỡng.
Trong sữa bò hàm lượng protein cao hơn sữa mẹ gấp 3 lần - là hàm lượng không thích hợp cho trẻ trong quá trình tiêu hoá. Thành phần cơ bản của protein sữa mẹ và sữa bò là casein và whey - nhưng trong sữa bò tỉ lệ giữa 2 thành phần này là 3:1 còn trong sữa mẹ là 1:3 - đây là tỷ lệ lí tưởng cho quá trình tiêu hoá của trẻ. Trong sữa mẹ chất alpha- lactoglobulin chiếm ưu thế- trong khi ở sữa bò chất beta- lactoglobulin lại là chủ yếu. Beta- lactoglobulin là tác nhân gây dị ứng cho trẻ.


Sữa mẹ cho năng lượng cao hơn sữa bò. Chất đường trong sữa mẹ có nhiều lactose gấp 2 lần sữa bò, rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và giúp các vi khuẩn có ích trong đường ruột phát triển. Chất béo cao hơn sữa bò trong sữa mẹ có vai trò là chất chuyên chở những vitamin tan trong chất béo như vitamin A và D cùng với axít linoleic - đóng vai trò sống còn cho sự phát triển thần kinh và các chức năng mô. Hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ cao gấp 2 lần sữa bò, nên trẻ bú sữa mẹ không bao giờ thiếu vitamin A.
Việc cho con bú sữa mẹ trong năm đầu tiên đang được khuyến khích tại nhiều nước châu Âu. Tại Thuỵ Điển đã có 98% phụ nữ cho con bú hoàn toàn sau khi sinh.
2. Cho con bú là sự đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, sữa mẹ là thức ăn luôn tự thay đổi các thành phần dinh dưỡng phù hợp với quá trình phát triển của trẻ trong năm đầu tiên, theo nhu cầu và khả năng tiêu hoá và trao đổi chất của trẻ. Cơ thể người mẹ như một tổ hợp các nhà máy sản xuất chất dinh dưỡng - theo nhu cầu từng tháng tuổi và khả năng trao đổi chất của trẻ- tự động cung cấp chính xác lượng dinh dưỡng và các vitamin, khoáng chất.
3. Cho con bú là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu bệnh dị ứng cho trẻ
Dị ứng thức ăn là bệnh thường gặp ở trẻ với các triệu chứng: Đi ngoài, táo bón, mẩn da, sổ mũi, viêm họng... Bệnh dị ứng tiến triển lệ thuộc vào hai yếu tố đó là di truyền và môi trường. Việc cho con bú là loại bỏ được yếu tố môi trường. Trong sữa mẹ có chứa kháng thể IgA tạo trong đường hô hấp của trẻ lớp bảo vệ ngăn chặn sự thâm nhập của các yếu tố gây dị ứng. Ngoài ra trong sữa mẹ còn có các enzym tiêu hoá, giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hoá làm giảm nguy cơ dị ứng.
4. Cho con bú sữa mẹ có tác động tích cực tới việc phát triển trí não của trẻ
Việc hàng ngày bế ẵm và âu yếm khi cho con bú giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc và trí thông minh. Các nhà nghiên cứu tại Thuỵ Điển và Anh cho thấy, nhưng đứa trẻ được bú sữa mẹ trong năm đầu nhanh biết nói và học sáng dạ hơn, đến khi trưởng thành là những người có tính tự lập cao, có IQ cao hơn so với những đứa trẻ chỉ được bú mẹ 1-2 tháng đầu hoặc không được bú mẹ.
Nghiên cứu của Đại học McGill (Canada) cũng cho thấy các cháu bé nuôi bằng sữa mẹ khi lên 6 tuổi làm các test IQ tốt hơn 25% so với các cháu nuôi bộ. Tất cả những nghiên cứu của các trường Đại hcọ danh tiếng đều cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ nâng cao sự nhận thức ở trẻ nhỏ.
5. Cho con bú làm gia tăng sức đề kháng của trẻ trước các bệnh thông thường và các bệnh tim mạch
Sữa mẹ trong những ngày đầu chứa nhiều protein. Trong đó 50% hàm lượng protein là các globulin miễn dịch (chủ yếu là IgA), có tác dụng chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Các kháng thể này nằm trong đường ruột có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn các loại virus và làm trung hoà các độc tố. Trong khoảng 2 tháng đầu tiên, sữa mẹ được coi là liều văcxin hiệu nghiệm cho cơ thể non yếu của trẻ.
Các nghiên cứu cho thấy, ngoài sữa mẹ không có bất cứ một loại sữa nào có chứa các kháng thể này. Sữa non còn giúp trẻ giải phóng cứt su, làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh vàng da sau khi sinh. Các khảo cứu gần đây tại Phần Lan cho thấy, chỉ có khoảng 25% trẻ bú sữa mẹ hay bị đau ốm, trong khi đó có tới 97% trẻ không bú sữa mẹ bị đau ốm thường xuyên.
Trẻ bú sữa mẹ (ít nhất 6 tháng đầu) có thể tránh được nguy cơ mắc nhiều loại bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp... Vì trong sữa mẹ có chứa chất globulin miễn dịch. Trong sữa mẹ có lactoferin- một protein gắn với chất sắt ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn có hại. Sự hiện diện của dưỡng chất tự nhiên nucleotide trong sữa mẹ với hàm lượng 69-72mg/l giúp tăng cường đề kháng với bệnh nhiễm khuẩn như bạch hầu, viêm màng não.
Các nghiên cứu tiến hành tại Thuỵ Điển và Anh cho thấy, những trẻ bú sữa mẹ trong năm đầu ít mắc các bệnh như béo phì, vữa xơ động mạch và huyết áp cao.
6. Cho bú sữa mẹ giúp trẻ phát triển tốt hệ thần kinh
Trong sữa mẹ tỉ lệ giữa các axit amin, các loại axit béo không no, các vitamin và khoáng chất rất phù hợp cho sự phát triển của hệ thần kinh trẻ. Trong giai đoạn đầu mới sinh, trẻ có nhu cầu lớn về số lượng cholesterol cần thiết để tạo lớp vỏ bọc bảo vệ dây thần kinh. Chỉ có sữa mẹ mới đáp ứng được về tỉ lệ cholesterol cho trẻ. Một trong số những axit amin cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ của trẻ là taurine chỉ có trong sữa mẹ. Bản thân cơ thể trẻ không tự tổng hợp được loại axit này và nó cũng không có trong các loại sữa động vật khác. Do vậy sữa mẹ là nguồn duy nhất cung cấp cho trẻ taurine để phát triển não bộ và võng mạc mắt.
7. Trẻ bú sữa mẹ ít bị bệnh tiểu đường ở tuổi trung niên
Các nghiên cứu tại Mỹ và Phần Lan cho thấy, chỉ có sữa mẹ mới bảo đảm hàm lượng thích hợp đường lactose- vật liệu chính sinh nhiệt lượng, giúp hấp thụ đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể trẻ. Đường lactose trong sữa mẹ, phân hủy rất chậm và từ từ , giải phóng nhiệt lượng thích hợp cho cơ thể trẻ, duy trì hài hoà nồng độ đường trong máu. Sữa bò hay những sữa nhân tạo có chứa đường lactose và sacharose vào cơ thể trẻ phân huỷ nhanh, dễ gây đột biến nồng độ đường trong máu - đây là tiền đề gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
8. Trẻ bú sữa mẹ ít bị nguy cơ mắc loãng xương và thoái hoá cột sống khi về già
Các nghiên cứu tại Trung tâm Trẻ em Ba Lan cho thấy, tỷ lệ giữa các khoáng chất canxi phôtpho và magnez có trong sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển hệ xương của trẻ. Các hợp chất của protein sữa mẹ hấp thụ hoàn hảo hàm lượng sắt đáp ứng nhu cầu phát triển cơ thể. Những yếu tố này có tác động rất lớn tới sự phát triển bền vững lâu dài của hệ xương cho tới khi về già. Các nghiên cứu tại Ba Lan cho thấy, những trẻ được bú mẹ trong năm đầu tiên ít bị nguy cơ loãng xương gấp 3-5 lần so với những người khi mới sinh không được bú sữa mẹ.
9. Việc bú mẹ giúp phát triển đồng bộ hệ cơ xương ổ miệng
Những trẻ được bú mẹ rất ít bị mắc các khuyết tật về phát âm, vì việc bú mẹ giúp bé phát triển đồng bộ hệ cơ xương ổ miệng và má.
10. Ít quậy phá khi ở tuổi thiếu niên và trưởng thành
Các nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy, những cháu được nuôi bằng sữa mẹ ít quậy phá và ít gặp những rắc rối trong gia đình. Khảo cứu được tiến hành trên 9 nghìn trẻ em ở lứa tuổi 13-26 cho thấy, chỉ có 10% các cháu nuôi bằng sữa mẹ gây quậy phá tại trường hay ngoài phố, trong khi đó 43% các cháu nuôi bộ luôn có vấn đề tại trường và đường phố.
11. Cho con bú giúp bảo vệ sức khỏe của người mẹ
Cho con bú sẽ giúp dạ con của người mẹ sẽ sớm co lại như lúc ban đầu. Như vậy, sẽ làm giảm băng huyết, tránh thiếu máu và giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú cho người mẹ.
Nghiên cứu tại bệnh viện Brigham and Women tại Boston (Mỹ) cho thấy, những phụ nữ nuôi con bằng sữa của mình ít có khả năng bị viêm khớp mãn tính hơn những người không cho con bú. Những người mẹ cho con bú được 24 tháng sẽ giảm 50% nguy cơ viêm khớp.
Những bà mẹ nuôi con bằng sữa của mình ít bị nguy cơ ung thư và loãng xương. Khi cho con bú cơ thể gia tăng giải phóng hormon prolactin tác động tích cực tới tâm lý người mẹ, giảm những mệt mỏi và stress.


Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shopxeđẩy.vn || nôichobéyêu.vn || shoptủnhựa.vn 




Làm thế nào để trữ được sữa mẹ cho trẻ ăn khi bà mẹ phải đi làm sớm sau sinh. Cách tốt nhất là vắt sữa để lại nhà cho trẻ ăn.




Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng từ các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ. Vấn đề làm thế nào để trữ được sữa mẹ cho trẻ ăn khi bà mẹ phải đi làm sớm sau sinh. Cách tốt nhất là vắt sữa để lại nhà cho trẻ ăn.

Trường hợp bà mẹ đi làm xa nhà không về cho bú theo bữa bú của trẻ mà cơ quan có tủ lạnh thì nên vắt ra (khi sữa căng) để trữ trong tủ lạnh và đem về cho trẻ ăn. Đặc biệt có bà mẹ những tháng đầu sau đẻ rất nhiều sữa mà trẻ không bú hết thì cũng nên vắt sữa để dành khi đi làm có thể lấy ra cho trẻ ăn. Như thế sẽ tận dụng được nguồn sữa mẹ quý giá mà bà mẹ không bị cương tắc sữa.

Bảo quản sữa mẹ vắt ra như thế nào?

Sữa vắt ra có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Cụ thể: 72 giờ trong tủ lạnh, 1 tháng trong ngăn đá, 3 tháng trong tủ đông (mặc dù có thể làm giảm mất lượng kháng thể trong sữa nhưng vẫn có giá trị về dinh dưỡng). Sau khi đã hâm nóng cho một lần ăn, sữa thừa sẽ phải bỏ đi.

Cách trữ sữa tại nhà và cấp đông đúng, đảm bảo dưỡng chất: Sau khi vắt sữa, bạn chứa sữa vào bình nhựa hoặc bình thủy tinh (đã luộc vô khuẩn) rồi xếp vào tủ cấp đông. Xếp thành hàng ngang, bình ngoài cùng bên trái là bình cũ nhất, bình ngoài cùng bên phải là mới nhất. Ghi chú từng bình ngày vắt để bé dùng từ cũ tới mới. Khi dùng cần rã đông sữa bằng cách tự nhiên: bỏ sữa xuống ngăn mát vào tối hôm trước đó. Sau khi đã rã đông sữa, hâm nóng sữa bằng cách ngâm bình sữa vào nước nóng cho đến khi sữa nóng đều, kiểm tra độ nóng trước khi cho bé bú và cho bé bú ngay sau khi hâm nóng là tốt nhất. Bạn không nên rã đông và hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.

Chú ý: Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt. Khi làm ấm sữa, bạn cần lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo trước khi trẻ ăn.


Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: máyhútsữachomẹ.vn || shopbìnhsữa.vn || shopxeđẩy.vn


Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Sữa mẹ tốt hơn sữa bột, đó là điều không cần phải bàn cãi. Nhưng, theo một nghiên cứu gần đây, nếu để trong tủ lạnh, nó sẽ mất đi một số đặc tính có lợi.

"Chúng tôi nhận thấy sữa tươi có nhiều tác nhân chống oxi hóa hơn sữa bột, nhưng nếu chúng ta cất giữ và làm lạnh, sữa sẽ mất đi một số tác nhân này", tiến sĩ Thomas Hegyi tại Đại học Y khoa New Jersey-Robert Wood Johnson, phát biểu.

Để kiểm tra nồng độ chất chống oxi hoá của sữa tươi, nhóm nghiên cứu tại Đại học Y khoa New Jersey-Robert Wood Johnson đã thu thập mẫu sữa của 16 bà mẹ được lấy ra trong vòng 24 giờ sau khi sinh con. Một nửa sản phụ sinh con đủ tháng, còn lại sinh thiếu tháng. Các chuyên gia kiểm tra nồng độ các tác nhân chống oxi hoá trong sữa ở các thời điểm: khi sữa vừa được lấy ra, sau khi làm lạnh trong thời gian 48 giờ và 7 ngày, sau khi làm đông cứng trong 48 giờ và 7 ngày.

Kết quả cho thấy nồng độ chất chống oxi hoá giảm sau khi bảo quản. Và nhiệt độ bảo quản càng thấp thì nồng độ các tác nhân chống oxi hoá càng giảm. Tuy nhiên, lượng tác nhân chống oxi hoá trong sữa bột không đổi cho dù để tươi, trong môi trường lạnh hay đóng băng.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn kiểm tra 5 mẫu sữa bột khác và nhận thấy nồng độ các chất chống oxi hoá giữa chúng là gần như nhau. Tương tự, lượng tác nhân chống oxi hoá ở sữa những sản phụ sinh non và các sản phụ sinh đủ tháng là như nhau và cao hơn nhiều so với sữa bột.

Nhưng, theo Hegyi, các bà mẹ không nên cảm thấy có lỗi khi phải bảo quản sữa hoặc dùng sữa bột. "Sữa mẹ rất tốt, song nếu bạn không thể cho trẻ bú thì cũng không hề gì. Trẻ vẫn lớn khi được nuôi bằng sữa bột", ông nói.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, Hegyi và cộng sự nhận thấy việc bổ sung thêm các tác nhân chống oxi hoá quan trọng hơn đối với trẻ sinh non. Những trẻ này không có lượng chất chống oxi hoá nhiều như trẻ sinh đủ tháng.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết chế độ ăn của sản phụ có thể làm thay đổi lượng chất chống oxi hóa. Và để tránh mất đi các tác nhân này khi muốn làm nóng sữa, họ khuyên các sản phụ nên ngâm chai sữa trong nước ấm, chứ không nên đặt trong nước sôi hay trong lò vi sóng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cho dù bảo quản trong tủ lạnh hay trong máy ướp lạnh, sữa vẫn mất đi một số loại dưỡng chất. Chính vì vậy các bà mẹ không nên làm lạnh sữa. Nếu phải bảo quản trong tủ lạnh hay trong máy ướp lạnh, ta nên dùng trong vòng 48 giờ.

Việt Linh (theo Healthday

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop trẻthơViệt Nam || xeđygiár ||  máyhútsaHàNi

Tags: 



Để dự trữ sữa mẹ theo cách hợp lý, bạn có thể tham khảo vài gợi ý dưới đây:

1. Thời gian bảo quản

Sữa mẹ sau khi đã được vắt ra có thể dự trữ ở nhiệt độ mát trong phòng (khoảng 26-28ºC) là 6h; nhiệt độ thấp hơn là 8-10h. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4h; trời nóng là dưới 1h;dưới 20ºC không nên quá 2h.

Nguyên nhân là vì sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt. 2. Số lượng sữa vắt trong một lần.

Với bé dưới 6 tháng tuổi, bạn nên vắt sữa với số lượng nhỏ mỗi lần (khoảng 100-150ml) là đủ cho bé dùng. Với bé lớn hơn (hoặc do mẹ phải đi làm cả ngày), số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé nhưng cũng không nên lạm dụng (khi đi làm về, mẹ có thể cho con bú).

3. Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt thì nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 1-3 ngày.

Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá: Thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng (phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng – mở cửa tủ) và 6 tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác.

Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, bạn nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½-1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài. Tuy nhiên, bạn không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho bé dùng sớm nhất có thể.

4. Sử dụng bình trữ sữa

Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì, các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh. Thứ hai là bình nhựa cứng, chất lượng tốt. Nên chọn loại bình dành riêng để trữ sữa.

Nếu muốn sử dụng túi đựng sữa, cha mẹ nên lưu ý:

- Thứ nhất, sữa có khả năng dính vào hai bên mép túi, làm giảm khối lượng sữa.

- Thứ hai, sữa được đựng trong túi thường có nguy cơ bị rò rỉ nhiều hơn. Một số hãng sản xuất ra những chiếc túi đựng sữa chất lượng tốt nhưng giá thành lại khá đắt. Để tiết kiệm, bạn có thể mua 2 loại túi: một loại dùng trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh; loại đắt hơn dùng đựng sữa trong ngăn đá. Điều này sẽ giảm thiểu những vết rách nhỏ xuất hiện trên bề mặt túi.

Sữa bảo quản trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới, sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng, bạn nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm là cho bé ăn được. Nếu sữa mẹ được bảo quản ở nhiệt độ trong phòng thì trước khi cho bé bú, bạn có thể ngâm bình sữa vào một bát nước ấm (không cần hấp cách thủy).

Nếu sữa trong bình (túi) có màu trắng đục như đám mây sau khi rã đông thì có khả năng sữa đã bị rò. Không nên cho bé ăn sữa này vì nó không đảm bảo chất lượng.

Theo Ivillages/Mẹ và Bé

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop bánđồsơsinh || máyhútsatt ||



Các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường gặp vấn đề khó khăn là không thể cho con bú trong khi đi làm trở lại. Chúng ta có thể vắt sữa mẹ và bảo quản để trẻ tiếp tục được bú mẹ trong thời gian các bà mẹ đi làm.

Chứa sữa mẹ tốt nhất là trong bình sữa chuẩn bằng nhựa hoặc bằng thủy tinh.
Bảo quản sữa mới vắt trong nhiệt độ phòng có thể được:

- Đến 4 giờ ở nhiệt độ 80 độ F (tương đương 27 độ C)
- Đến 10 giờ ở nhiệt độ 70 độ F (tương đương 21độ C)
- Đến 24 giờ ở nhiệt độ 60 độ F (tương đương 16 độ C), thí dụ trong túi đá lạnh

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh?

Có thể bảo quản sữa mẹ trong 5 ngày ở 4 độ C
Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh có thể được 2 tuần.
Lưu ý: Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Khi bạn làm ấm sữa, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này.

Làm ấm sữa

Lò vi sóng có thể làm hủy hoại đi các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ. Ngoài ra, lò vi sóng có thể tạo ra các “hạt nóng” có thể gây phỏng con bạn. Không nên làm ấm sữa mẹ bằng lò vi sóng.
Nên làm ấm sữa bằng cách đặt bình sữa vào chén nước ấm, hoặc đặt bình sữa dưới vòi nước ấm, và làm ấm đến nhiệt độ phòng. Trẻ sơ sinh có thể từ chối không chịu uống sữa mới lấy ra từ tủ lạnh, tuy nhiên uống sữa lạnh thì không có hại.

Có thể cho trẻ dùng lại lượng sữa mẹ còn thừa ở cữ trước hay không?

Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Tuy nhiên, các bà mẹ có thể cất vào tủ lạnh lượng sữa mẹ còn thừa mà trẻ chưa uống hết và cho trẻ uống tiếp vào cữ sữa ngay kế tiếp sau đó. Nếu có vấn đề gì nghi ngờ, tốt nhất bạn nên bỏ lượng sữa thừa này đi.

Làm tan sữa đông lạnh bằng cách đặt bình sữa vào chén nước ấm. Cho trẻ sử dụng sữa hoặc có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa. Không nên làm đông lạnh sữa lần thứ hai.

Tại sao sữa mẹ đông lạnh có thể có mùi khi làm tan đông?

Lipase là một loại men tiêu hóa chất béo, vẫn còn hoạt tính trong khi sữa mẹ được làm đông lạnh. Một số bà mẹ có hàm lượng men lipase trong sữa cao và khi làm tan đông, sữa của những bà mẹ này thường có mùi và nếm có vị của xà phòng.
Sữa mẹ như thế cũng không có hại gì cho trẻ, nhưng trẻ thường không thích và từ chối không chịu bú.

Trong trường hợp này, bạn có thể đun sôi nhẹ sữa của bạn trước khi lưu trữ để làm bất hoạt men lipase, bằng cách hâm nóng sữa lên đến 180 độ F, tương đương 82 độ C, hoặc đến khi có những bọt nước nhỏ ở xung quanh nồi. Sau đó làm lạnh nhanh và lưu trữ.

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: đồsơsinhtại HN || bìnhsafarlin || xeđyHàNi



Vắt sữa là cách làm tốt nhất khi bạn không thể cho trẻ bú. Cách này có thể giúp bạn nghỉ ngơi, ăn uống hoặc khi bạn không ở gần bé nhưng vẫn muốn bé có đủ các chất dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Việc làm này đồng thời cũng là một yếu tố đảm bảo cho sự tiết sữa mẹ một cách đều đặn.

Và chồng bạn có thể giúp cho bé bú và điều này càng làm tình cảm cha con thêm gắn bó. Bài viết này với mong muốn giúp các mẹ có một cái nhìn tổng quan về phương pháp vắt sữa mẹ bằng tay.
1. Chuẩn bị dụng cụ để đựng sữa vắt ra

  • Chọn ly hoặc bình có miệng rộng
  • Rửa ly/ bình bằng xà phòng và nước (có thể làm từ hôm trước)
  • Rót nước sôi vào ly/ bình và để trong vài phút. Nước đang sôi sẽ tiêu diệt gần hết các mầm bệnh.
  • Khi đã sẵn sàng vắt sữa ra thì đỗ nước trong bình đi.

2. Các bước tiến hành vắt sữa mẹ

  • Rửa sạch tay bà mẹ
  • Ngồi hoặc đứng một cách thoải mái và giữ bình đựng gần vú.
  • Đặt ngón cái của bạn lên phía trên vú, núm vú và quầng vú, ngón trỏ ở phía dưới vú, quầng vú, đối diện với ngón cái. Bạn đỡ vú bằng các ngón tay khác.
  • Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào thành ngực. Bạn không nên ấn quá mạnh vì sẽ làm tắc ống sữa.
  • Ấn vào vú ở phía sau núm vú và quầng vú giữa ngón cái và ngón trỏ. Bạn cần phải ấn vào các xoang tiết sữa ở dưới quầng vú, chúng giống như những cái kén hoặc hạt đậu phộng.
  • Ấn vào rồi bỏ ra. Động tác này khồn gây đau, nếu có đau là kỹ thuật làm sai. Lúc đầu sữa có thể chưa xuống nhưng sau khi ấn vài lần, sữa đã bắt đầu xuống và chảy ra. Nó có thể chảy thành dòng nếu có sự giải phóng oxytocin.
  • Ấn vào quầng vú cũng cùng một cách như thế ở vùng bên cạnh để đảm bảo rằng sữa ở tất cả các phần của vú đã được vắt ra hết.

Các mẹ có thể tự vắt sữa

  • Tránh xoa bóp hoặc trượt các ngón tay theo da. Sự chuyển động của các ngón tay cần giống như một vòng cuốn.
  • Tránh ép vào chính các núm vú. Việc ấn hoặc kéo núm vú không làm sữa mẹ chảy ra. Nó giống như khi đứa trẻ chỉ ngậm núm vú.
  • Vắt mỗi bên tối thiểu 3 – 5 phút cho tới khi dòng sữa chảy chậm lại thì chuyển sang vú bên kia và sau đó vắt lại ở cả hai bên. Bạn có thể vắt một tay cho mỗi vú và đổi tay khi mỏi.
  • Thời gian vắt sữa một cách đầy đủ mất khoảng 20 – 30 phút, đặc biệt trong những ngày đầu chỉ sản xuất được ít sữa. điều quan trọng là không được vắt với thời gian ngắn hơn..

3. Bà mẹ nên vắt sữa thường xuyên

  • Để tạo ra sự tiết sữa nuôi trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc bị bệnh: bạn nên vắt sữa trong ngày đầu tiên, trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh nếu có thể được. Đầu tiên bạn chỉ vắt vài giọt sữa non nhưng nó sẽ giúp cho việc tạo sữa được bắt đầu, cũng bằng cách này, việc đứa trẻ bú sớm sau khi sinh sẽ giúp cho việc tạo sữa được bắt đầu. bạn cũng nên vắt sữa càng nhiều càng tốt và thường xuyên như khi trẻ bú mẹ, cụ thể nên vắt sữa tối thiểu 3h/lần, kể cả ban đêm.
  • Duy trì sự tạo sữa nếu như lượng sữa có thể giảm đi sau vài tuần : vắt sữa liên tục trong vài ngày (cứ 30phút – 1h/ lần và ít nhất 3h/lần vào ban đêm.
  • Lưu giữ lượng sữa cho trẻ khi mẹ phải đi làm: buổi sáng trước khi mẹ đi làm, mẹ nên vắt sữa càng nhiều càng tốt để lại cho bé. Một điều quan trọng là phải vắt sữa kể cả nơi làm việc để duy trì sự tạo sữa.
  • Làm giảm các triệu chứng: cương tức vú, rỉ sữa tại nơi làm việc.
  • Giữ cho da đầu vú luôn bình thường. Vắt một giọt sữa nhỏ ra để xoa vuốt đầu vú sau khi tắm.



Chúc các mẹ thành công


Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: bìnhsafarlin || máyhútsatt || đồsơsinhgiátốt