Khai trương chi nhánh

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012


Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cơm hay mẩu thịt. Và chắc bạn từng tự hỏi tại sao con người ta ăn uống dễ dàng thế kia, còn con mình thì... Đừng lo, vẫn còn nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống.

Nếu con bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bạn đừng bận tâm. Nếu bé vẫn phát triển bình thường thì không có gì phải lo lắng. Con bạn hầu như không đói? Thật vậy! Với bản năng sinh tồn, bọn trẻ có thể chỉ ăn đúng cái và đúng lượng mà cơ thể chúng cần. Do đó, nên chấm dứt chế độ độc tài bên bàn ăn nhà bạn. Hãy để cho trẻ được quyết định nó sẽ ăn gì. Ngoài ra, dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn rất nhiều nên khẩu phần ăn của chúng nhiều nhất chỉ bằng một nửa của người lớn.

Chiến tranh bên bát ăn hay xảy ra nhất khi bé lên 2-3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây, bé muốn thử "tự vệ". Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà còn để không bị đói.

Sự biếng ăn của trẻ đôi khi xuất phát từ những nguyên nhân khác. Thông thường khi nấu nướng, bạn chế biến món ăn theo khẩu vị của mình; nghĩa là bạn nấu món ăn mà chính bạn thích. Nhưng biết đâu, bé lại có khẩu vị hoàn toàn khác và cái món "chủ lực" của bạn thì bé lại ghét cay ghét đắng?

Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn?

1. Chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Thằng bé lười ăn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy. Hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.

2. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.

3. Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.

4. Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.

5. Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác - nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.

6. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.

7. Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ... Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột...

8. Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: "Con thích ăn gì nào?" và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.

9. Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mì kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.

10. Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.

11. Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.

12. Bạn có thể dùng chiến thuật "bình mới rượu cũ". Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mì. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn?

13. Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa.

14. Cứ để cho bé ăn lâu như nó thích. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với bé. Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!

15. Các bạn hãy cùng ngồi ăn bên bàn ăn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ... Thế là bé vừa ăn vừa dỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.

16. Bạn đừng bón cho bé, hãy để nó tự ăn. Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.

17. Bạn nên biết rằng "không" là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép bé ăn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy để bé đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.

18. Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.

19. Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.

20. Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bé rất ghét trở nên ngon hơn.


Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shopbìnhsữa.vn || shopxeđẩy.vn || nôichobéyêu.vn



Nếu sữa mẹ được dự trữ trong ngăn đá của tủ lạnh, để giã đông bạn không nên dùng lò vi sóng mà thay vào đó bạn hãy lấy một bát nước ấm và ngâm bình sữa vào trong đó trong vòng khoảng 20 phút

Theo suy nghĩ của nhiều người, họ cho rằng sữa mẹ không thể dự trữ và bảo quản được như các loại sữa được pha theo công thức. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của nhiều người, sữa mẹ hoàn toàn có thể bảo quản và dự trữ được. Tuy nhiên, việc bảo quản sữa phải tuân theo những nguyên tắc an toàn nhất định sau đây để đảm bảo an toàn cho bé yêu:




Nhiệt độ phòng: Bạn có thể để sữa mẹ ở nhiệt độ phòng trong vòng giờ.

Giữ lạnh: Bạn cũng có thể để sữa trong hộp lạnh và túi giữ lạnh khoảng 24 giờ trở lại.

Để trong ngăn mát tủ lạnh ở điều kiện 4oC: Nếu bạn để sữa mẹ trong tủ lạnh thì thời gian có thể lên tới từ 3 - 5 ngày.

Ngăn đá của tủ lạnh: Nếu bạn dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá của tủ lạnh thì thời gian bảo quản có thể lên tới trên 3 tháng.

Lưu ý: Dù bảo quản sữa mẹ trong điều kiện nhiệt độ như thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải bịt kịt miệng bình đựng sữa để hạn chế đến mức tối đa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Bình đựng sữa nên được khử trùng an toàn trước khi dùng để đựng sữa cho trẻ.

Nếu sữa mẹ được dự trữ trong ngăn đá của tủ lạnh, để giã đông bạn không nên dùng lò vi sóng mà thay vào đó bạn hãy lấy một bát nước ấm và ngâm bình sữa vào trong đó trong vòng khoảng 20 phút. Và khi sữa đã tan ra bạn nên lắc đều sữa trước khi cho bé bú để lớp chất béo trong sữa không bị đóng màng.


Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: máyhútsữachomẹ.vn || shopbìnhsữa.vn || shopxeđẩy.vn


Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012



Có nhiều cách để tăng nguồn sữa mẹ sau khi sinh. (Ảnh minh họa).
Để sữa mẹ luôn dồi dào sau sinh
“Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” – Đa số chị em đều hiểu được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Nhưng thực tế, không ít bà mẹ ngậm ngùi bởi không có sữa cho con bú. Hãy truy cập vào chuyên mục Hanh trình làm mẹ trên Mayhutsua.vn để có được những thông tin bổ ích nhất giúp cho con yêu của bạn ngoan ngoãn và thông minh hơn.
Tôi có một chị bạn mới sinh con nhưng luôn trong tình trạng stress vì không có sữa cho con bú mặc dù chị ấy đã làm mọi cách để có sữa. Mỗi khi nhìn những bà mẹ khác cho con ti, chị lại nghẹn ngào… Sau cùng, những cố gắng từ ăn uống và sử dụng các biện pháp dân gian chị ấy đã có sữa. Gặp nhau, chị phấn khởi kể về “chiến công” có được nguồn dinh dưỡng vàng của mình. Nhưng chị lại băn khoăn không biết làm sao để bảo vệ và duy trì được sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu cho trẻ bú. Đem những băn khoăn đó  của nhiều bà mẹ, “Bầu” đã trao đổi với bác sĩ Tuyết Lan (BV Phụ Sản TƯ) và nhận được những lời khuyên giúp tăng sữa mẹ và bảo vệ nguồn sữa mẹ tốt nhất.
Khi mang thai
- Chế độ dinh dưỡng: Ngay trong thời kỳ có thai, người mẹ cần được ăn uống đủ chất, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, mới có nhiều sữa sau khi sinh. Khi mang thai 6 tháng đầu, ngoài chế độ ăn như bình thường, bạn cần ăn thêm một chén cơm và đầy đủ thức ăn mỗi ngày. Vào 3 tháng cuối của thai kỳ và khi cho con bú, chị em nên ăn thêm 2 chén cơm và đầy đủ thức ăn mỗi ngày. Ngoài ra, nên ăn bổ sung thêm chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng.
- Massage bầu vú: Cần massage hai bầu vú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động (không chạm hay day ti vì sẽ gây co bóp tử cung). Tuyệt đối không mặc áo ngực chật, nếu đầu nhũ hoa tụt vào trong, thai phụ dùng tay kéo ra để khắc phục.
- Vệ sinh nhũ hoa: Nhũ hoa cần được vệ sinh ít nhất một lần trong ngày. Khi vệ sinh, nên sử dụng nước sạch đủ ấm và dùng vải mềm để lau.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn sữa mẹ sau sinh. (Ảnh minh họa).
Khi cho con bú
- Cho bú sớm: Trong sữa mẹ, nhất là sữa non, chứa nhiều kháng thể giúp bé sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, các sản phụ phải cho bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Sữa non thường dễ tắc nên trước và sau cho con bú, nên day ép bầu vú nhẹ nhàng để tránh sữa đông kết. Việc cho bé bú đều đặn sẽ tăng tiết hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh, giúp bạn tiết ra nhiều sữa hơn và không sợ bị mất sữa.
- Giữ sạch đầu vú: Để không bị tắc tia sữa, bạn phải giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho trẻ bú, phải lau sạch và vắt vài giọt đầu bỏ đi, khi bú xong cũng cần lau sạch và khô. Khi  thấy sữa chảy không thành tia hoặc tia bị tắc thì phải dùng tay xoa cho mềm vú, dùng ống hút sữa hoặc dùng tay vắt mạnh để thông sữa. Có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để nhanh có sữa.
- Phải nặn sữa: Đây là trường hợp cũng thường gặp ở các bà mẹ trẻ. Bạn hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, massage ngực một chút trước khi tiến hành nặn. Nặn sữa đúng cách như sau: Đặt tay để nặn ở phần quầng đen xung quanh đỉnh vú. Dùng ngón cái và các ngón còn lại theo hình chữ C. Nặn nhịp nhàng, cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu tiên nặn, chỉ có vài giọt xuất hiện. Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể nặn dễ dàng vào các lần tiếp theo. Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại.
- Cho bú đúng cách: Cho con bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn.
- Uống nhiều nước: Để lượng sữa dồi dào, bạn nên chú ý uống đủ nước trong ngày (1,5 – 2 lít/ ngày). Khoảng cách đều đặn giữa các lần uống nước tốt nhất là 4 – 5 lần/ ngày (Lần 1, khoảng 2 ly: lúc ngủ dậy trước khi đi vệ sinh; các lần sau từ 1 – 2 ly cách nửa giờ đến 1 giờ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ).

Cho con bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. (Ảnh minh họa).
- Dinh dưỡng và nghỉ ngơi: Để có nhiều sữa cho con bú, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng. Người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không áp dụng chính sách kiêng khem trong ăn uống, ăn thêm quả chín. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các gia vị như ớt, hành, tỏi vì dễ làm cho sữa có mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú. Khi cho con bú, hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa. Ngoài ra, bạn cũng cần có tinh thần thoải mái, tránh bị stress hay trầm cảm sẽ ảnh hưởng tới việc tiết sữa.
Bài thuốc lợi sữa
Đối với những phụ nữ ít sữa hoặc không có sữa, có thể áp dụng những bài thuốc sau giúp cải thiện nguồn sữa mẹ:
- Cẳng dê: Lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp cùng 10gr thông thảo, 20gr hạt sen, 15 – 20gr ý dĩ cho sản phụ dùng.
- Đậu đỏ: Dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, uống liên tục trong 3 ngày.
- Hạt rau diếp cá: Dùng 15gr hạt rau diếp cá, 10gr cam thảo cùng gạo nếp, gạo tẻ nấu cháo loãng dùng trong 5 ngày.
- Vừng đen: Vừng đen 30g (giã nhỏ), gạo tẻ 50g đem nấu cháo. Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ bị huyết hư, táo bón, ít sữa.
- Lá khoai lang: Chọn lá khoai lang tươi non, rửa sạch, thái chỉ, xào với thịt heo nạc hoặc có thể luộc rau lang chấm mắm ăn hàng ngày. 

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shopxeđẩy.vn || nôichobéyêu.vn || shoptủnhựa.vn


Dinh dưỡng sau khi sinh cho chị em là một vấn đề rất quan trọng đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Sau sinh, chị em thường có xu hướng tìm kiếm những bài thuốc, những món ăn có công dụng tốt sữa để không phải vất vả nuôi con bằng sữa ngoài và lại rất tiết kiệm. Xin mách bà bầu một số món ăn ngon, có công dụng lợi sữa sau sinh:
1.Cháo chân giò heo
Các mẹ cần chuẩn bị một chiếc chân giò heo nhỏ (chặt miếng vừa ăn) và 3 nắm gạo tẻ cùng với hành lá, tiêu, muối, nước mắm và bột nêm. Cách nấu đơn giản là cho giò heo vào ninh nhừ sau đó cho gạo và các gia vị vào. Ninh cho đến khi gạo và chân giò nhừ tơi, múc ra bát cho thêm hành lá, tiêu là có thể thưởng thức được ngay.


Món ăn này tốt cho sản phụ vì nó dễ tiêu, cung cấp nước cho quá trình tạo sữa. Vì thế sản phụ nào sau sinh cũng ăn món này. Sau sinh nhiều tháng, một số bà mẹ vẫn tiếp tục ăn để duy trì nguồn sữa.

Với chân giò heo bạn có thể chế biến thành nhiều món cũng có công dụng lợi sữa cho sản phụ như đu đủ hầm giò heo, canh mướp nấu chân giò heo, quả sung nấu với chân giò heo…

2.Cháo chân chó

Theo đông y, thịt chó có tác dụng thông mạch, lợi sữa, tiêu viêm, tốt cho những người cơ thể suy nhược, thận dương hư, chính khí suy yếu… Ngoài gạo thì món cháo chân chó thường được hầm chung với lá đinh lăng. Cả 3 thứ này cộng lại vừa có tác dụng bổ tì vị, chống hư tổn, thông mạch, lợi sữa vừa giúp giải độc, tiêu sưng viêm, tăng sức đề kháng, kích thích tử cung co bóp tống đẩy huyết hôi sau sinh.

Để chế biến món cháo này thì lấy chân chó (1-2 cái, tốt nhất là bàn chân chó đen) làm sạch, thui vàng; cho lá đinh lăng (20 – 30 g) vào nồi cùng 500 – 600 ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa trong 10 – 15 phút, gạn lấy nước, bỏ bã, cho gạo và chân chó vào hầm nhừ cùng gia vị. Nên ăn ấm trong ngày và ăn thường xuyên trong thời gian sữa chưa về cũng như trong khi nuôi con bằng sữa mẹ.

3.Rau lang luộc

Luộc hoặc xào ngọn, lá rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa. Mỗi lần luộc khoảng 200g rau lang, khi ăn có thể chấm với muối vừng.

4.Canh rau đay

Theo nghiên cứu, trong thành phần rau đay có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, phootpho, sắt, kali và các loại vitamin…. Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycoside khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid. Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,… Vì vậy, đây là món ăn rất tốt cho sản phụ sau sinh.

Với sản phụ tuần đầu tiên sau sinh nên ăn 150-200g rau đay vào những bữa chính hàng ngày. Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần với từ 200-250 g sẽ rất có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa. Các mẹ có thể dùng rau đay để nấu canh, rất dễ ăn và đặc biệt đây là loại rau phổ biến trong mùa hè nên rất dễ kiến.

5.Lạc hầm với bí đỏ

Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, cắt khúc dày khoảng 3cm. Lạc (đậu phộng) 100g rửa sạch và ngâm khoảng 30 phút, cho vào cùng với khoảng 1 tô nước, hầm cho đậu mềm. Khi lạc mềm thì cho bí đỏ vào hầm chung. Khi bí chín thì cho vào nửa muỗng canh nước mắm, một ít hạt nêm. Tắt bếp và cho thêm một ít hành ngò. Món này nên ăn 2 lần/tuần có công dụng tốt sữa cho sản phụ.

6.Giá xào tôm

Không chỉ tốt sữa cho phụ nữ mới sinh con, món này cũng có thể dùng trước ngày sinh rất tốt vì theo kinh nghiệm của Đông y, sản phụ trước và sau khi sinh sử dụng món ăn làm từ giá sẽ giúp ích cho sự tiết sữa, đón sữa nhanh về.

Các mẹ cần chuẩn bị 200g giá đỗ, tôm thẻ 100g. Cách làm là tôm bóc vỏ, loại bỏ đường chỉ trên lưng, rửa sạch rồi ướp với 1 muỗng cà phê nước mắm, một ít bột nêm, một củ hành băm nhuyễn trong thời gian 15 phút. Bắc chảo dầu lên bếp, phi hành cho thơm, cho tôm đã ướp vào. Khi tôm chín thì múc ra chén. Xào giá nhanh, sau đó bỏ tôm vào trộn đều. Sau khi tắt bếp cho thêm chút hành, mùi để tăng thêm sự hấp dẫn của món ăn.

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: bình sa farlin || shop trẻ thơ Việt Nam || máy hút sa Hà Ni



Mùa hè, sau khi sinh, nhiều sản phụ vẫn kiêng tắm gội trong suốt cả tháng đầu vì sợ nếu tắm gội sớm sau này sẽ bị đau đầu và ngứa người hoặc kém chịu rét. Trong thời kỳ hậu sản, người phụ nữ còn mặc quần áo dài, đi tất, không bật quạt, phải nằm trong phòng kín vì sợ sau này sẽ bị lạnh chân tay khi mùa đông về, nằm ngủ khép chặt hai chân vào nhau để tử cung nhanh co bóp... những quan niệm trên chưa
thật đúng thậm chí còn không tốt cho sức khoẻ bà mẹ

.

Có nên kiêng tắm?
Sinh nở là một công việc nặng nhọc khiến người phụ nữ phải gắng sức và mất rất nhiều năng lượng. Sau khi sinh, cơ thể người mẹ ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Vào mùa hè trời nóng, mồ hôi ra nhiều, để lâu không tắm, cơ thể càng bẩn, càng dễ nhiễm khuẩn. Thông thường 3 hoặc 4 ngày sau sinh là có thể tắm được, không nên để một tháng. Tuy nhiên, cách tắm như thế nào là một vấn đề phải hết sức chú ý. Tắm nhanh và tắm "dội" là hai yêu cầu cơ bản. Tắm nhanh là thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa. Còn tắm "dội" nghĩa là dùng vòi hoa sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới, không nên tắm trong bồn tắm hay trong chậu. Ngoài ra cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, nên tắm nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông, khi tắm xong phải lau khô nhanh. Gội đầu cũng thế, không nên kiêng gội đầu đến một tháng, song, phải gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô.
... dùng nước muối để vệ sinh?
Sau khi sinh, tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Sản dịch thực chất là màng rau, đồng thời cũng là những dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Do vậy, vệ sinh sau sinh hết sức quan trọng. Nên vệ sinh ít nhất là 3 lần vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ, nếu sản dịch ra nhiều nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các phương tiện vệ sinh phải sạch, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sôi để nguội hoặc ấm. Không nhất thiết phải dùng dung dịch sát khuẩn nhưng nước vệ sinh phải là nước sạch. Không nên dùng nước muối loãng để vệ sinh vì tinh thể muối sẽ hút nước và làm vùng sinh dục ngoài của người phụ nữ luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.
... và nằm gác chéo chân?
Có hai trục trặc phổ biến thời kỳ hậu sản là bế sản dịch và đờ tử cung. Bế sản dịch là sản dịch không thoát ra ngoài được, hiện tượng này thường gặp ở người sinh con so. Triệu chứng là không có máu ở khăn vệ sinh, đau bụng, sờ vào bụng thấy cứng, có cục. Ngược lại với bế sản dịch, là hiện tượng sản dịch chảy nhiều. Sản dịch chảy nhiều có thể do đờ tử cung - đờ tử cung là tử cung không co bóp được, dẫn đến triệu chứng máu chảy nhiều. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc sản dịch chảy nhiều có thể do rách tử cung hoặc rách âm đạo mà không được phát hiện hoặc khâu không tốt. Trong trường hợp này, sau sinh 3 đến 4 ngày mà máu vẫn chảy nhiều, sờ vào bụng dưới thấy mềm, ấn vào một cái thấy máu chảy ra thì khả năng đờ tử cung là rất lớn nhất là khi thấy sản phụ thiếp đi, hạ đường huyết thì phải đưa ngay sản phụ đến cơ sở y tế hoặc gọi bác sĩ. Một sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải thời kỳ này, đó là nằm gác chéo hai chân lên nhau. Nhiều người cho rằng nằm như thế âm đạo sẽ khép lại, nhưng thực chất nằm gác chéo chân là không tốt vì sẽ ngăn cản sản dịch thoát ra ngoài.



Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: máyhútsữachomẹ.vn || shopbìnhsữa.vn || shopxeđẩy.vn





Kinh nghiệm cham be so sinh tắm cho bé xong, nhiều mẹ hay thoa phấn rôm vào các nếp gấp như cổ, nách, bẹn… Nếu những vùng da này chưa khô hẳn, phấn dễ bết và dính lại ở đó, khiến da không “thở” được. Nhất là vào mùa hè, mồ hôi ra hòa với phấn rôm sẽ bít lỗ chân lông, dễ gây dị ứng.


Đang ở trong bụng mẹ ấm áp và an toàn, nên khi ra với thế giới bên ngoài ồn ào và phức tạp, khả năng thích ứng của em bé mới chào đời rất kém. Để em bé sơ sinh nhanh chóng hòa nhập được với hoàn cảnh mới và lớn lên mạnh khỏe, sự chăm sóc đúng cách của người lớn là vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ cần thay đổi một số cách làm truyền thống đã được khoa học chứng minh là sai lầm dưới đây:


Quấn bé quá chặt


Ngay khi em bé vừa được sinh ra, nhiều bà mẹ thường dùng vải, chăn quấn chặt tay chân và quanh người bé vì sợ bé giật mình hay khi lớn lên chân bị vòng kiềng... Thực ra cách làm này rất phi khoa học. Những lớp vải quấn chặt sẽ khiến em bé không được tự do hoạt động, hít thở khó hơn, đồng thời còn cản trở quá trình trao đổi chất của da và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của hệ thống thần kinh.


Cắt tóc máu nhiều lần


Nhiều người lớn cho rằng việc thường xuyên cắt tóc máu sẽ kích thích tóc bé mọc nhanh và đen hơn. Việc mọc nhanh hơn thì có thể, nhưng chưa chắc đã đen vì việc này phụ thuộc vào di truyền từ cha mẹ. Hơn nữa, da đầu em bé rất mỏng, việc cắt tóc nếu không cẩn thận sẽ gây xước da, dẫn đến nhiễm trùng.


Căn giờ cho bú 3 tiếng/lần


Về lý thuyết, sữa mẹ sẽ tiêu hóa sau khi vào dạ dày bé chừng 3 tiếng, nên việc cho bé bú 3 tiếng 1 lần là hợp lý. Nhưng không nên căn giờ một cách máy móc, vì mỗi đứa trẻ có nhu cầu khác nhau, thậm chí một bé ở từng thời điểm cũng có nhu cầu không giống nhau.


Vì thế việc cho bú theo mong muốn của trẻ không những có thể thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của bé mà còn giúp mẹ thường xuyên cảm nhận được sự kích thích, nhờ đó sữa tiết ra nhiều hơn và đặc hơn. Tuy vậy cũng không nên cho bé bú “vặt” vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, nhất là về đêm của bé.


Làm sạch lớp “gây”


Khi em bé mới sinh ra, trên toàn thân được bao phủ bởi một lớp màu trắng, dân gian hay gọi là chất “gây”. Theo quan niệm của người lớn tuổi, cần tẩy bỏ lớp “gây” cho bé. Tuy nhiên, ngoài những nơi “gây” phủ dày hoặc ở bẹn, cổ, nách cần làm sạch để tránh gây hại cho da thì những nơi khác đều không nên gột bỏ. Nguyên nhân là do sau khi bé ra khỏi môi trường bụng mẹ, lớp “gây” đi theo sẽ giúp bảo vệ da chống lại những tác động của không khí bên ngoài.


Nhất là trong mùa đông, môi trường bên ngoài không ấm như bụng mẹ, khi sinh ra bé dễ bị nhiễm lạnh hơn, lúc đó lớp “gây” bao phủ bên ngoài giúp nhiệt lượng trong cơ thể bé không bị tán phát, nhờ đó bé duy trì được thân nhiệt của mình.


Dùng mật ong cho bé


Theo cách làm “cổ truyền”, người lớn thường dùng mật ong vệ sinh khoang miệng cho bé để chống nấm (hay còn gọi là “tưa”). Tuy nhiên rất nhiều trẻ bị dị ứng với phấn hoa nên cũng dị ứng với mật ong, hậu quả là bị sưng phần lưỡi, thậm chí cả mặt sau khi được đánh “tưa”. Vì vậy, khi chưa xác định được bé có dị ứng với mật ong hay không thì nên thận trọng trong việc vệ sinh khoang miệng cho bé.



Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shopxeđẩy.vn || nôichobéyêu.vn || shoptủnhựa.vn 



Tags: Máy hút sữa Medela :|: lop tien san :|: xe đẩy goodbaby
Qua quá trình mang thai và sinh nở, sự tiêu hao sức khỏe và năng lượng của sản phụ là rất lớn, vì vậy, trong thời kỳ mang thai cũng như thời kỳ nghỉ sinh, việc chăm sóc ăn uống cho sản phụ là điều không thể xem thường, một là bổ sung sự tiêu hao năng lượng, hai là bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết để người mẹ tiết ra đủ sữa nuôi con.

Cần đảm bảo những chất dinh dưỡng tối thiểu

Protein (đạm):
thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại gia cầm như gà, vịt đều chứa rất nhiều protein động vật. Các loại sản phẩm từ đậu như đậu hũ đều chứa một lượng lớn protein thực vật.

Chất béo:
các loại thịt và mỡ động vật chứa nhiều chất béo động vật. Các loại đậu phộng, mè... chứa nhiều chất béo thực vật.

Chất đường:
tất cả các loại thực phẩm như: gạo, mì, bắp, kê, khoai lang, khoai tây, hạt dẻ, sen, mật ong đều có chứa một hàm lượng lớn đường.

Chất khoáng:
trong rau cải, tảo, rau cần, cà rốt, hẹ, rau diếp và cải trắng có nhiều phốt pho. Tảo biển, cá biển có chứa nhiều iod.

Vitamin:
gồm các loại vitamin A và D có nhiều trong dầu gan cá, trứng và sữa, rau dền, rau diếp, bó xôi… Vitamin nhóm B có nhiều trong kê, bắp, gạo lức, bột mạch, đậu các loại… Vitamin C có nhiều trong các loại rau tươi, cam quýt, dâu tây, chanh, nho, táo, cà chua...



Một số nguyên tắc để phục hồi sức khỏe sau sinh

Ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là thức ăn có chứa nhiều protein, canxi, sắt như: thịt bò, trứng, sữa, gan và thận động vật. Các sản phẩm từ đậu có thể nấu canh với xương heo, giò heo là những thức ăn có hàm lượng canxi rất cao.

Phối hợp ăn uống hợp lý. Dinh dưỡng của sản phụ phải toàn diện, không thể ăn theo ý thích của mình, cũng không phải ăn nhiều quá một loại thực phẩm. Trong các bữa ăn chính phải có thức ăn thô như: cơm, bắp, tiểu mạch, khoai để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, trái cây, rau cải cũng rất có ích cho sản phụ nhằm cung cấp đủ vitamin và thúc đẩy vú tiết sữa bình thường. Vì vậy, nên tập thói quen ăn trái cây sau mỗi bữa ăn, các loại như táo, quýt, lê…

Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và ít kích thích. Tránh táo bón, vì nếu để táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa tử cung.

Không kiêng cữ một cách quá mù quáng. Thời kỳ cho con bú, dinh dưỡng phải đủ về mọi mặt mới đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Ăn uống hợp vệ sinh. 5-7 ngày sau khi sinh nên ăn những thức ăn mềm như cơm nát, cháo. Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ như thịt gà (có da), giò heo... Sau 7 ngày có thể ăn các món như cá, thịt, trứng gà nhưng không nên ăn quá no trong vòng một tháng sau khi sinh, mà nên ăn làm nhiều bữa trong ngày.

Không nên ăn những thức ăn cay nóng vì dễ làm cho sản phụ bốc hỏa và có thể ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, làm cho trẻ bị nóng trong người. Vì vậy tránh ăn hành, ớt, hồi hương, hẹ, rượu...

Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, thức ăn sống lạnh dễ tạo máu bầm làm đau bụng sau khi sinh.

Ngoài 3 bữa chính, sản phụ nên ăn nhiều bữa phụ với các loại thực phẩm dễ tiêu như: mì, hoành thánh, cháo để tăng lượng sữa.

Trên cơ sở các nguyên tắc đó, bạn có thể lựa chọn các loại thực đơn phù hợp cho mình, nhằm đảm bảo sự hồi phục sức khỏe sau khi sinh và chất lượng sữa cho trẻ tốt nhất.



Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop xe đy  ||  shop máy hút sa || đồ sơ sinh giá tốt




 

Những lời khuyên của chuyên gia sẽ giúp bạn sớm lấy lại cân bằng sau sinh!
Tuần đầu sau sinh có thể nói là thời gian khó khăn nhất, khi cơ thể mẹ vẫn chưa lành hoàn toàn, lại cộng thêm áp lực chăm con mọn.
Những lời khuyên của chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này:

Ngủ tranh thủ
Bé sơ sinh ngủ rất nhiều, có thể đến 20 tiếng mỗi ngày nhưng các giấc ngủ thường không kéo dài.
Kỹ thuật ‘sống sót’: Bạn nên tranh thủ ngủ ở bất cứ nơi nào và bất kỳ chỗ nào, ngủ khi bé ngủ.
Nhưng phải làm sao khi bé quấy đến mức bạn không thể chợp mắt dù chỉ là một giấc ngắn? Lời khuyên cho bạn là tận dụng sự giúp đỡ từ ông bà, chồng, người thân... Hầu như trong tuần đầu tiên, lúc nào bạn cũng có người trợ giúp bên cạnh.



Bạn nên tranh thủ ngủ ở bất cứ nơi nào và bất kỳ chỗ nào, ngủ khi bé ngủ. (Ảnh minh họa).

Nhẹ nhàng với bé
Do mới ra khỏi môi trường tử cung ấm cúng và có diện tích hẹp nên bé sơ sinh khao khát được bế và nựng nịu nhẹ nhàng.
Lời khuyên: Tránh lo lắng bế nhiều sẽ làm hư bé. Thay vào đó, cần tạo cho bé có cảm giác gần như đang được ở trong tử cung và có những hoạt động làm dịu bé sơ sinh như quấn, bế bé đi qua – đi lại... Các bước này tiến hành riêng lẻ hoặc kết hợp có thể là mẹo dỗ bé nín khóc.

Nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là chuyện tự nhiên nhưng cần được khuyến khích.
Lời khuyên: Cho con bú mẹ càng sớm càng tốt, đặc biệt là ngay sau khi sinh. Có thể nhờ một bác sĩ, y tá hay người có kinh nghiệm hướng dẫn bạn cho con bú đúng cách, làm sao để bé bám tốt, ăn gì cho đủ sữa, căng đau ngực thì phải làm sao hay cách vắt sữa thế nào...

Thời gian giữa các cữ bú là tùy từng bé
Nhiều bé ăn sau mỗi 2-3 tiếng đồng hồ nhưng có bé, cách 1 tiếng là khóc đòi sữa mẹ, có bé khác lại là 4 tiếng. Hoặc cùng bé nhưng có lúc bé bú mẹ dày, có khi bé bú mẹ thưa hơn.
Lời khuyên: Khi cho con bú, bạn có thể thoải mái chọn một tư thế thích hợp, ngồi trên ghế đu đưa, ngồi trên ghế đệm dài hoặc nằm (ngồi) trên giường.

Động viên bố của bé tham gia
Bố có thể thay bỉm, “dọn dẹp” khi con ị, bế con hoặc “ê a” trò chuyện cùng bé, tùy thời gian rỗi của bố.
Lời khuyên: Đừng phán xét quá nhiều khi bố chăm con. Có thể ngủ một giấc hoặc rời sang phòng bên nghỉ ngơi để chồng bạn được chăm sóc con nhỏ trong tâm lý dễ chịu.

Chuyện tắm táp
Bé còn nhỏ xíu và dễ trơn tuột khi bị ướt nên nhiều cha mẹ loay hoay không biết tắm cho con thế nào.
Lời khuyên: Thư giãn và tắm cho con thật chậm. Nếu bạn thuê người tắm cho bé tuần đầu hoặc có bà nội (ngoại) giàu kinh nghiệm thì chuyện tắm táp cho bé sơ sinh không đáng lo. Nên tắm nhanh và cẩn thận cho con, tránh để ướt cuống rốn vì khi khô, nó sẽ sớm rụng hơn. Nếu vẫn e ngại, bạn có thể đặt con trên một chiếc khăn tắm; sau đó, dùng chậu nước ấm sạch và một khăn xô mềm, nhúng vào nước, lau rửa từng phần cho con.

Phục hồi sau sinh
Đau đớn, mệt mỏi, thiếu ngủ, thậm chí là stress, trầm cảm là những triệu chứng dễ gặp phải ở người mẹ sau sinh.
Lời khuyên: Những gì bạn đang trải qua là bình thường mà hầu hết những người mẹ sau sinh đều gặp phải. Theo thời gian, sức khỏe thể chất và tinh thần sẽ dần được khôi phục. Trong thời gian ở cữ, bạn cần luôn có ít nhất một người thân ở bên để hỗ trợ và đảm bảo bạn không phải gắng sức làm việc gì.

Sản phẩm trên tã bẩn
Phân đầu tiên là phân su có màu đen hay màu hắc ín. Khi bé ti mẹ nhiều hơn, phân có thể thay đổi từ màu nâu tới màu xanh lá cây hoặc một màu vàng như bánh trứng. Phân của bé thường không rắn mà có khi “tóe” tới ngập bỉm. Lúc này, màu sắc hay kết cấu phân chưa thể phản ánh điều gì về sức khỏe của bé.

Để biết bé có bú mẹ đủ thì đến ngày thứ 4, có thể phải thay cho bé 4-8 tã/ngày, bé đi tiêu 3 lần hoặc thậm chí nhiều hơn, lên đến 6 lần mỗi ngày đêm. Nếu bạn thấy màu đỏ trong phân của bé thì nên đưa bé đi khám vì màu đó có thể là máu.




Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shopbìnhsữa.vn || shopxeđẩy.vn || nôichobéyêu.vn



Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Nứt núm vú, tắc tuyến sữa, viên vú là những sự cố khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên vất vả. Những cách sau có thể giúp các mẹ khắc phục vấn đề mà mình gặp phải.

1. Núm vú bị nứt


Em bé bú thường xuyên trong quá trình cho con ăn khiến núm vú của các mẹ xuất hiện những vết nứt rất đau đớn, nhiều khi chảy cả máu. Đây là một trong những vấn các mẹ hay gặp phải trong quá trình nuôi con.

Để khắc phục vấn đề này, các mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến xuất hiện thương tích trên núm vú để chữa trị, nếu không tình trạng vú có thể xấu đi rất nhiều và các mẹ không thể tiếp tục nuôi con bằng nguồn sữa của mình.

- Khi muốn con ngừng bú, mẹ hãy chèn ở góc miệng con ngón tay của mình để con không kéo núm vú xuống như vậy các mẹ có thể làm dịu da và núm vú không chịu tổn thương.

- Trong quá trình rửa ngực trước khi cho con bú tuyệt đối các mẹ không dùng xà phòng hay bất kì loại nước rửa có hóa chất vì chúng sẽ làm cho vùng da ở quanh núm vú bị loại bỏ chất nhờn bảo vệ sẽ khiến núm vú bị nứt. Các mẹ chỉ cần rửa sạch ngực bằng nước ấm trước khi cho con bú là đủ.
- Khi con thường xuyên bú mẹ cũng khiến núm vú bị nứt, để hạn chế các mẹ có thể dùng dụng cụ vắt sữa ra bình rồi cho con bú mà không cần nhất thiết phải cho con bú trực tiếp.

2. Tắc nghẽn tuyến sữa

Là tình trạng bầu vú của mẹ dày lên, tắc nghẽn bởi sữa không thể thoát ra ngoài khi con bú. Vấn đề này sẽ khiến mẹ sốt vì đau, vùng da xung quanh vú đỏ da do ứ sữa. Tắc nghẽn tuyến sữa xảy ra khi một hoặc nhiều tiểu thùy của vú không tiếp nhận sữa dẫn đến tắc tuyến sữa như tình trạng chai bị nút chặt.

Để chống tắc nghẽn các mẹ có thể áp dụng cách sau:

- Hãy để chính con của mình bú để giúp thông tuyến sữa mà không cần phải lo lắng rằng sữa tắc có thể làm hại đến sức khỏe của bé. Tuy thành phần của sữa trong thời gian bị tắc có hơi khác nhau, nhưng nó vẫn là một thực phẩm hữu ích và an toàn.

- Chọn tư thế của con thích hợp để trẻ bú. Trong thời gian cho con bú không làm trống các phân đoạn khác nhau. Tốt nhất cho con bú sữa trong tư thế mà bầu vú mẹ ở phía trước của cằm và mũi. Lúc này sữa sẽ được con tiếp nhận dễ dàng nhất.

- Khi bị sưng do sữa ứ đọng, các mẹ hãy ăn bắp cải. Sau khi ăn 5-10 phút dùng túi đá lạnh trườm vào xung quanh ngực - lạnh sẽ giúp giảm đau và sưng.

3. Viêm vú
Đây là bệnh nghiêm trọng trong quá trình mẹ cho con bú. Thông thường bệnh viêm vú là hệ quả của quá trình tắc tuyến sữa kéo dài. Viêm vú xảy ra như là kết quả của việc nhiễm trùng qua các vết nứt ở núm vú. Viêm vú sẽ khiến các mẹ đau ngực, nhiệt độ tăng, xuất hiện các điểm màu đỏ - triệu chứng đặc trưng.

Thật không may, với bệnh viêm vú các mẹ sẽ không thể đơn giản đối phó một mình. Nếu viêm vú không được điều trị, nó có thể đi vào giai đoạn tiếp theo - một áp xe. Để điều trị cần có sự giúp đỡ của bác sĩ và có thể các mẹ phải cần đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ việc cho con bú không nhất thiết phải dừng lại lúc này vì bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để vẫn tương thích khi cho con bú.

Vì vậy khi thấy dấu hiệu của bệnh, các mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu không muốn con mình buộc phải bị cai sữa khi còn quá nhỏ.


Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: bình sa farlin || máy hút sa tt || shop trẻ thơ Việt Nam

“ Bạn mong muốn bé yêu luôn khỏe mạnh, bạn không có nhiều thời gian dành cho bé yêu, bạn rất lo lắng khi nhìn bé khóc hay không hiểu thói quen của bé. đôi khi, bạn cảm thấy bé nhìn bạn như người xa lạ,...hay bạn không an tâm khi đưa bé tới các dịch vụ chăm sóc trẻ bên ngoài”
những lúc như vậy bạn cảm thấy thật trống trải, mong muốn có một ai đó có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề trên. Vậy thì hãy kiếm cho mình một người giúp việc chăm sóc be là giải pháp tốt nhất mà bạn có thể lựa chọn:
- người đó sẽ giúp bạn làm các công việc nhà nhờ vậy bạn có nhiều thời gian dành cho bé hơn
- người đó sẽ nói cho bạn biết những thói quen, sinh hoạt của bé hằng ngày nhờ vậy bạn có thể cảm nhận được sự phát triển từng ngày của bé và giúp bạn gần gũi hơn với bé.
- bạn có thể hằng ngày nhìn thấy bé ngay tại căn nhà của mình mỗi khi đi làm về.
- bạn an tâm hơn khi đi ra khỏi nhà vì đã có người chăm sóc bé có kinh nghiệm đang chăm sóc bé
.....
để có thể tìm được người giúp việc như ý là điều rất khó. Tôi biết một trung tâm chuyên cung ứng người giúp việc rất uy tín chuyên cung ứng người giúp việc có nhiều năm kinh nghiệm đảm bảo các tiêu chuẩn của bạn. đó là trung tâm giới thiệu người giúp việc hồng đức.
địa chỉ: 135 đường số 51, phường tân quy quận 7, tp hcm
diện thoại: 0986 138504 ( chị thúy)
" hi vọng các mẹ của mình tìm được người như ý. Chúc bé của bạn ngày càng khỏe mạnh"



Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: bình sa farlin || đồ sơ sinh tại HN || máy hút sa Hà Ni



Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012


Có nhiều cách để tăng nguồn sữa mẹ sau khi sinh. (Ảnh minh họa).
Để sữa mẹ luôn dồi dào sau sinh
“Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” – Đa số chị em đều hiểu được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Nhưng thực tế, không ít bà mẹ ngậm ngùi bởi không có sữa cho con bú. Hãy truy cập vào chuyên mục Hanh trình làm mẹ trên Mayhutsua.vn để có được những thông tin bổ ích nhất giúp cho con yêu của bạn ngoan ngoãn và thông minh hơn.
Tôi có một chị bạn mới sinh con nhưng luôn trong tình trạng stress vì không có sữa cho con bú mặc dù chị ấy đã làm mọi cách để có sữa. Mỗi khi nhìn những bà mẹ khác cho con ti, chị lại nghẹn ngào… Sau cùng, những cố gắng từ ăn uống và sử dụng các biện pháp dân gian chị ấy đã có sữa. Gặp nhau, chị phấn khởi kể về “chiến công” có được nguồn dinh dưỡng vàng của mình. Nhưng chị lại băn khoăn không biết làm sao để bảo vệ và duy trì được sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu cho trẻ bú. Đem những băn khoăn đó của nhiều bà mẹ, “Bầu” đã trao đổi với bác sĩ Tuyết Lan (BV Phụ Sản TƯ) và nhận được những lời khuyên giúp tăng sữa mẹ và bảo vệ nguồn sữa mẹ tốt nhất.
Khi mang thai
- Chế độ dinh dưỡng: Ngay trong thời kỳ có thai, người mẹ cần được ăn uống đủ chất, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, mới có nhiều sữa sau khi sinh. Khi mang thai 6 tháng đầu, ngoài chế độ ăn như bình thường, bạn cần ăn thêm một chén cơm và đầy đủ thức ăn mỗi ngày. Vào 3 tháng cuối của thai kỳ và khi cho con bú, chị em nên ăn thêm 2 chén cơm và đầy đủ thức ăn mỗi ngày. Ngoài ra, nên ăn bổ sung thêm chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng.
- Massage bầu vú: Cần massage hai bầu vú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động (không chạm hay day ti vì sẽ gây co bóp tử cung). Tuyệt đối không mặc áo ngực chật, nếu đầu nhũ hoa tụt vào trong, thai phụ dùng tay kéo ra để khắc phục.
- Vệ sinh nhũ hoa: Nhũ hoa cần được vệ sinh ít nhất một lần trong ngày. Khi vệ sinh, nên sử dụng nước sạch đủ ấm và dùng vải mềm để lau.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn sữa mẹ sau sinh. (Ảnh minh họa).
Khi cho con bú
- Cho bú sớm: Trong sữa mẹ, nhất là sữa non, chứa nhiều kháng thể giúp bé sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, các sản phụ phải cho bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Sữa non thường dễ tắc nên trước và sau cho con bú, nên day ép bầu vú nhẹ nhàng để tránh sữa đông kết. Việc cho bé bú đều đặn sẽ tăng tiết hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh, giúp bạn tiết ra nhiều sữa hơn và không sợ bị mất sữa.
- Giữ sạch đầu vú: Để không bị tắc tia sữa, bạn phải giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho trẻ bú, phải lau sạch và vắt vài giọt đầu bỏ đi, khi bú xong cũng cần lau sạch và khô. Khi thấy sữa chảy không thành tia hoặc tia bị tắc thì phải dùng tay xoa cho mềm vú, dùng ống hút sữa hoặc dùng tay vắt mạnh để thông sữa. Có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để nhanh có sữa.
- Phải nặn sữa: Đây là trường hợp cũng thường gặp ở các bà mẹ trẻ. Bạn hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, massage ngực một chút trước khi tiến hành nặn. Nặn sữa đúng cách như sau: Đặt tay để nặn ở phần quầng đen xung quanh đỉnh vú. Dùng ngón cái và các ngón còn lại theo hình chữ C. Nặn nhịp nhàng, cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu tiên nặn, chỉ có vài giọt xuất hiện. Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể nặn dễ dàng vào các lần tiếp theo. Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại.
- Cho bú đúng cách: Cho con bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn.
- Uống nhiều nước: Để lượng sữa dồi dào, bạn nên chú ý uống đủ nước trong ngày (1,5 – 2 lít/ ngày). Khoảng cách đều đặn giữa các lần uống nước tốt nhất là 4 – 5 lần/ ngày (Lần 1, khoảng 2 ly: lúc ngủ dậy trước khi đi vệ sinh; các lần sau từ 1 – 2 ly cách nửa giờ đến 1 giờ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ).

Cho con bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. (Ảnh minh họa).
- Dinh dưỡng và nghỉ ngơi: Để có nhiều sữa cho con bú, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng. Người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không áp dụng chính sách kiêng khem trong ăn uống, ăn thêm quả chín. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các gia vị như ớt, hành, tỏi vì dễ làm cho sữa có mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú. Khi cho con bú, hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa. Ngoài ra, bạn cũng cần có tinh thần thoải mái, tránh bị stress hay trầm cảm sẽ ảnh hưởng tới việc tiết sữa.
Bài thuốc lợi sữa
Đối với những phụ nữ ít sữa hoặc không có sữa, có thể áp dụng những bài thuốc sau giúp cải thiện nguồn sữa mẹ:
- Cẳng dê: Lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp cùng 10gr thông thảo, 20gr hạt sen, 15 – 20gr ý dĩ cho sản phụ dùng.
- Đậu đỏ: Dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, uống liên tục trong 3 ngày.
- Hạt rau diếp cá: Dùng 15gr hạt rau diếp cá, 10gr cam thảo cùng gạo nếp, gạo tẻ nấu cháo loãng dùng trong 5 ngày.
- Vừng đen: Vừng đen 30g (giã nhỏ), gạo tẻ 50g đem nấu cháo. Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ bị huyết hư, táo bón, ít sữa.
- Lá khoai lang: Chọn lá khoai lang tươi non, rửa sạch, thái chỉ, xào với thịt heo nạc hoặc có thể luộc rau lang chấm mắm ăn hàng ngày. 

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shopxeđẩy.vn || nôichobéyêu.vn || shoptủnhựa.vn

Bạn đừng nghĩ rằng trẻ 1 tuổi thì chưa biết gì nhé, ngược lại đây chính là thời điểm tốt để bạn có thể dạy bé biết phân biệt đúng – sai đấy.
“Cha mẹ thường nghĩ rằng, kỷ luật là thiên về hình phạt nhưng ý nghĩa của từ này là để dạy dỗ bé” – nhà tâm lý học Deborah Roth (tác giả cuốn sách Làm thế nào để quản lý stress và thưởng thức năm đầu tiên làm mẹ) chia sẻ.

Với bé 1 tuổi, kỷ luật thực sự là dạy bé về ranh giới, phân biệt giữa cái được phép và cái không được phép. Bạn có thể bắt đầu dạy con hành vi tốt với những chiến lược đơn giản.
Hãy thử phân tâm
Quát mắng bé không phải cách hay bởi vì giọng điệu của mẹ chỉ khiến bé chống đối hoặc nổi hứng tò mò. “Thay vào đó, hãy hướng bé quan tâm tới những hoạt động khác” – nhà tâm lý học Roth gợi ý. Ví dụ, nếu bé leo trèo lên tay vịn ghế sofa, hãy nhẹ nhàng kéo bé xuống sàn nhà và bắt đầu đọc một cuốn sách hay chơi đồ chơi với con.Chuyển hướng chú ý của bé không chỉ nhanh chóng kết thúc hành vi bạn không mong muốn mà nó còn dạy bé về một số thứ không được mẹ khuyến khích như leo lên thành ghế.
Hãy nhất quán
Bạn có thể nghĩ, chỉ một lần cho bé snack (bimbim) trước giờ ăn tối là khá vô hại nhưng nó sẽ khuyến khích bé có thói quen đòi hỏi đúng vào giờ đấy, một thứ gì đó. “Điều quan trọng để thiết lập các giới hạn là bạn không được mềm lòng với con dù chỉ một lần” - ông Gregory Oliver (một nhà tâm lý học ở Detroit, Mỹ) gợi ý. Vợ chồng bạn phải cùng quan điểm dạy con, với những quy tắc nhất định trong gia đình.
Tích cực
Nếu bạn lạnh lùng nói “Không” với bé tất cả thời gian, bé có thể đáp lại bạn y như thế lúc bé không muốn làm điều gì đó. Vì thế, hãy tiết kiệm từ “không” cho các tình huống tham gia. Ví dụ, nếu bé lại gần bếp gas, bạn nhanh chóng nói “không” bằng một giọng nghiêm khắc nhưng cách của bạn chưa phải tích cực. Thay vào đó, hãy nói: “Con chạy lên nhà đi, đừng lại gần bếp gas, bỏng đấy”.
Làm mẫu
Các bé tiếp thu nhanh những gì mẹ làm hơn là những gì mẹ nói, giải thích của TS. Penny Donnenfeld (một nhà tâm lý học ở thành phố New York, Mỹ). Nếu con của bạn quá hờ hững với em bé mới sinh, hãy chứng minh hành vi bạn muốn ở bé bằng cách làm mẫu: “Con ôm và thơm em đi, như mẹ làm đây này”; sau đó, hướng dẫn cách tay của bé và để bé ôm em một cách nhẹ nhàng.Hoặc nếu bé khó khăn trong việc đánh răng trước giờ đi ngủ, bạn hãy cùng con làm việc đó như một phần của thói quen đi ngủ mỗi ngày.
Khen ngợi hành vi tốt
Đôi khi, bé hành động sai là vì bé thiếu kỹ năng giao tiếp. Hoặc bé hành động như thế để gây sự chú ý của mẹ. Đó là lý do vì sao bạn nên luôn luôn cho bé biết bạn đang hài lòng với hành vi nào. Bằng cách này, bạn sẽ dạy con rằng hành vi tốt cũng gây được sự chú ý từ mẹ và bé sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt hơn.




Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shopxeđẩy.vn || nôichobéyêu.vn || shoptủnhựa.vn




Có những thực phẩm mà bà bầu không biết có nên ăn hay không và luôn lo lắng nó sẽ hại cho sức khỏe của thai nhi. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và tốt cho cả mẹ và thai nhi nhé!

Hãy tìm hiểu những thực đơn dưới đây để biết rằng phụ nữ mang thai không nên ăn gì nhé!
Đồ ăn bà bầu nên kiêng:
1. Táo mèo (tên khác là sơn tra)
Sơn tra giá trị dinh dưỡng cao, lại có công hiệu tiêu hóa thức ăn và khai vị. Nó vừa chua vừa ngọt, rất “vừa miệng” đối với bà bầu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều loại quả này. Có tài liệu đã chứng tỏ, sơn tra làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non.
2. Lạc

Ăn lạc trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần. Ngoài ra, việc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho đứa trẻ. Mặc dù, lạc là nguồn cung cấp axit folic, chất không thể thiếu cho việc phát triển nơ ron thần kinh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ta vẫn có thể thay thế loại thực phẩm này bằng đậu Hà Lan, loại thực phẩm này có chứa axit folic nhiều hơn và ít chất béo hơn.
 

3. Long nhãn
 
Bà bầu không nên ăn nhãn.

Sở dĩ như vậy là do phụ nữ khi có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lương huyết an thai, nếu lúc này ăn long nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7, 8 tháng, càng phải kiêng ăn long nhãn.

Trong dân gian, có những phụ nữ có thai, trước khi sinh nở uống nước long nhãn, đó chủ yếu là những phụ nữ mang thai có thể chất yếu. Vì khi sinh nở phải tiêu hao thể lực khá lớn. Phụ nữ mang thai có thể lực yếu, khi sắp "ở cữ" thường dễ xuất hiện tay chân mềm nhũn bất lực, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi. Cho họ uống một bát nước long nhãn có khí nóng bốc lên, vừa thơm vừa ngon, sẽ rất có lợi cho việc tăng cường thể lực, ổn định tinh thần, giúp cho việc sinh nở tốt hơn. Đương nhiên, những phụ nữ mang thai có thể lực tốt thì không nhất thiết phải uống một bát nước long nhãn. Bà bầu luôn phải cảnh giác với những đồ ăn xung quanh vì thế nên thường xuyên tìm hiểu xem phụ nữ mang thai không nên ăn gì.

Thế nhưng, sản phụ sau khi sinh con mà ăn long nhãn hoặc uống nước long nhãn thì lại rất tốt. Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với long nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt.

Nếu sản phụ có hiện tượng phù nhẹ, uống nước long nhãn còn có tác dụng điều trị tích cực - cách ăn phải kết hợp với sâm style rồi hấp lên ăn. Cũng có thể hầm gà với một chút long nhãn... Tất cả đều có lợi cho việc điều dưỡng đối với người sức yếu.


4. Đậu tương, đậu nành

Một nghiên cứu mới trên động vật của Viện Hopkins đã làm dấy lên câu hỏi liệu ăn đậu tương khi mang thai có gây ra sự bất bình thường ở cơ quan sinh sản cũng như thiểu năng tình dục ở các bé trai hay không? Tốt nhất là chúng ta tự nên tránh vì đậu tương có thể là an toàn, nhưng đối với thai nhi hoặc trẻ em, chúng ta vẫn chưa đủ thông tin về độ an toàn của nó.
5. Các loại cá họ kiếm như cá ngừ, cá thu đại dương, cá kiếm, cá mập, cá cờ...

Vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao. Một lượng lớn kim loại này có thể huỷ hoại hệ thần kinh của con người, đặc biệt ở những bào thai đang phát triển. Nhưng không phải loại cá nào cũng chứa thủy ngân. Có những loại hải sản bạn có thể ăn thường xuyên như: tôm, cá hồi,…Bạn có thể ăn kết hợp với các loại tôm cá nước ngọt.


6. Quẩy

Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một lượng nhất định phèn chua, mà phèn chua chứa nhôm - một chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500 g bột mì phải dùng 15 g phèn chua. Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3 g phèn chua. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.
7. Gan động vật
Những phụ nữ có thai, nói chung chỉ được ăn lương vitamin A có trong thực phẩm trong khoảng 8.000 đến 10.000 đơn vị. Hàm lượng vitamin A có trong gan của con lợn có thể gấp 3-4 lần lượng cần thiết này. Ngoài ra, qua thí nghiệm trên con bò, người ta thấy thức ăn được đổi chất và chuyển hoá qua gan của nó, vì thế mà trong gan có lắng đọng lượng chất độc hại rất nhiều, các chất độc hại đó có hại vô cùng lớn đối với những phụ nữ có thai.

Nhiều công trình nghiên cứu về việc phụ nữ mang thai không nên ăn gì đã cho rằng Vitamin A có tác dụng gây dị dạng thai nhi rất mạn, cho nên người mẹ mang thai nếu dùng quá lượng vitamin A cần thiết sẽ làm cho thai nhi bị dị dạng. Ở Anh, ở Mỹ và một số nước khác cũng đã công bố các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của vitamin A đối với người mang thai, có những công trình nghiên cứu có giá trị học thuật cao đề xuất những ý kiến là phụ nữ có thai không nên ăn gan động vật.
8. Thức ăn chưa chín

Tuyệt đối không được ăn các loại thức ăn chưa nấu chín kỹ hoặc các đồ nem, chạo, gỏi cá…Thậm chí, kiêng ăn các loại rau, củ, quả nấu chưa chín nhừ.
Đồ uống bà bầu nên kiêng:

Từ lâu giới dinh dưỡng thường khuyến cáo phụ nữ khi mang thai và cho con bú không nên uống rượu bia.
1. Caffein
Đồ ăn đồ uống có chứa nhiều caffein được xem là bất lợi cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nó là chất kích thích có nhiều trong chè, cà phê, coca, nước tăng lực vv... Hậu quả làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp dẫn đến mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm như sẩy thai hay đẻ non.
2. Rượu bia
Từ lâu giới dinh dưỡng thường khuyến cáo phụ nữ khi mang thai và cho con bú không nên uống rượu bia vì nó gây chứng nhiễm độc cồn bào thai (FAS) làm suy giảm sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của đứa trẻ.
(Theo Phununet)




Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: bình sa Pigeon || xe đy giá r || máy hút sa tt